Page 616 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 616
và khóc khi chứng kiến cảnh bọn chủ da trắng đối xử dã man với người dân da
đen thuộc địa, Người liên tưởng đến số phận của người dân Việt Nam. Tính
mạng người dân bản xứ, không kể da đen hay da vàng đều không đáng một xu.
Những sự việc như vậy, diễn ra khắp nơi trên đường Người đi qua, đã tạo nên sự
đồng cảm sâu sắc với số phận chung khốn khổ của nhân dân các dân tộc thuộc
địa và phụ thuộc.
2.2. Người đến Mỹ và Anh
Đến Mỹ
Người tiếp tục theo tàu đi qua Trung Mỹ, Nam Mỹ và vào khoảng cuối
năm 1912, Nguyễn Tất Thành đã đến nước Mỹ. Cuộc đấu tranh giành độc lập
của nhân dân Bắc Mỹ gắn với tên tuổi của G. Washington, Th. Jefferson, A.
Lincoln đã thu hút sự chú ý của anh. Tại đây, Nguyễn Tất Thành đã có dịp
tìm hiểu bản Tuyên ngôn độc lập năm 1776 của nước Mỹ. Bản Tuyên ngôn
này là kết quả cuộc chiến tranh giải phóng của nhân dân Bắc Mỹ (1775-1781),
các xứ thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ đã tổ chức các đại hội đại biểu để thảo luận
những biện pháp chống thực dân Anh. Đại hội lần thứ hai họp ở Philadelphia
năm 1775 đã cử ra một ủy ban do Giépphécxơn làm Chủ tịch để thảo một bản
nghị quyết tuyên bố các xứ thuộc địa là những nước tự do và độc lập, tách
khỏi phạm vi quyền lực của Vương quốc Anh. Bản nghị quyết này được đại
biểu 13 bang thông qua ngày 4/7/1776 và trở thành Tuyên ngôn Độc lập của
nước Mỹ. Bản Tuyên ngôn này tiêu biểu cho nguyện vọng của các dân tộc
thuộc địa ở Bắc Mỹ đấu tranh để giành lại độc lập, tự do cho nhân dân Mỹ lúc
bấy giờ. Nguyễn Tất Thành đã tiếp thu những tư tưởng bất hủ của bản Tuyên
ngôn nổi tiếng này về những quyền thiêng liêng, bất khả xâm phạm của con
người, trong đó có quyền sống, quyền tự do, quyền bình đẳng, quyền mưu cầu
hạnh phúc.
Ở Mỹ, Người từng đến thăm quận Brúclin của thành phố New York. ở đó
có nhiều người lao động vất vả, đói rách, vô gia cư. Với tấm lòng yêu thương
đồng loại, đặc biệt là yêu thương những người cùng khổ, giai cấp cần lao của
Người đã làm cho Người dễ gần gũi với những người lao động, cả da trắng và da
màu: “Anh thường đi xe điện ngầm tới khu Háclem để tìm hiểu nguồn gốc lịch
1
sử, cuộc đấu tranh chống áp bức giai cấp và kỳ thị chủng tộc của người da đen” .
Nguyễn Tất Thành nhớ mãi hình ảnh bọn chủ da trắng hành hạ dã man người da
đen bằng cách thiêu sống họ cháy thành than, và trong suy nghĩ của Người: tất
cả bọn đế quốc đều tàn ác. Qua tìm hiểu thực tế nước Mỹ lúc đó đã cho Người
nhận thấy những quyền thiêng liêng trong Tuyên ngôn độc lập (1776) không
được mở rộng cho những người da đen; và sau khi giành được độc lập rồi, chính
__________
1. Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh - Tiểu sử, Sđd, tr. 55.
614