Page 620 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 620
Phải nói thêm rằng, hai sự kiện lịch sử quan trọng mang dấu ấn lớn là Cuộc
cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mười Nga nổ ra cuối năm 1917 và việc
thành lập Quốc tế Cộng sản (Quốc tế III) vào tháng 3/1919 đã dẫn đến sự
chuyển biến về nhận thức của Nguyễn Ái Quốc đối với con đường giải phóng
dân tộc và các dân tộc thuộc địa. Song, sự kiện mang tính bước ngoặt, điểm mốc
quan trọng đánh dấu sự chuyển biến căn bản tư tưởng của Nguyễn Ái Quốc là
vào tháng 7/1920 khi Người đọc Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn
đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của V.I. Lênin. Vì, Luận cương đã giải đáp thỏa
đáng vấn đề mà Người đi tìm bấy lâu nay là vấn đề dân tộc thuộc địa, và đến với
chủ nghĩa Lênin, Người đã tìm thấy và khẳng định con đường cứu nước cho dân
tộc là con đường cách mạng vô sản.
Luận cương có 12 điểm cơ bản nêu một loạt vấn đề có tính nguyên tắc về
vấn đề dân tộc, vạch rõ bộ mặt thật của giai cấp tư sản đối với vấn đề dân tộc,
phương hướng giải quyết vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa. Luận cương chỉ ra
phương hướng hành động của Quốc tế Cộng sản là phải đoàn kết giai cấp vô sản
và nhân dân bị áp bức các dân tộc trong cuộc đấu tranh chung nhằm lật đổ giai
cấp tư sản và chủ nghĩa phong kiến, Lênin nêu rõ: “chính sách của Quốc tế Cộng
sản về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa phải là làm cho vô sản và quần chúng
lao động của tất cả các dân tộc và tất cả các nước gần gũi nhau để tiến hành cuộc
1
đấu tranh cách mạng chung nhằm lật đổ bọn địa chủ và giai cấp tư sản” . Đối
với các dân tộc thuộc địa và phụ thuộc, các đảng cộng sản và giai cấp công nhân
chính quốc phải ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc của họ.
Luận cương chỉ rõ nhiệm vụ của những người cộng sản, của Quốc tế III
là: “đấu tranh chống chế độ dân chủ tư sản và vạch trần sự dối trá và sự giả
nhân giả nghĩa của nó, - đảng cộng sản, người đại diện tự giác của cuộc đấu
tranh của giai cấp vô sản nhằm lật đổ ách thống trị của giai cấp tư sản… thứ
nhất, là sự đánh giá đúng tình hình lịch sử cụ thể, và trước hết, là tình hình
kinh tế; thứ hai, là sự phân biệt rõ rệt lợi ích của giai cấp bị áp bức, của
những người lao động, của những người bị bóc lột, với cái khái niệm chung
về lợi ích của nhân dân nói chung, nó chỉ biểu hiện những lợi ích của giai cấp
thống trị; thứ ba, là phân biệt thật rõ rệt những dân tộc bị áp bức, phụ thuộc,
không được hưởng quyền bình đẳng, với những dân tộc đi áp bức, bóc lột,
được hưởng đầy đủ mọi quyền lợi, để đập lại sự lừa dối kiểu dân chủ tư sản
đang che giấu việc tuyệt đại đa số nhân dân trên trái đất bị một thiểu số nhỏ
2
bé những nước tư bản tiên tiến rất mực giàu có” .
__________
1. V.I. Lênin: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2005, t. 41, tr. 199.
2. V.I. Lênin: Toàn tập, Sđd, t. 41, tr. 198-199.
618