Page 618 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 618
và các cuộc đấu tranh của các dân tộc thuộc địa ở châu Á, châu Phi, châu Âu,
châu Mỹ. Người thấy, ở bất cứ đâu, người dân lao động cũng đều bị đán áp, bóc
lột, bị đói rách, đau thương, ở đâu bọn tư bản đế quốc cũng tàn ác.
2.3. Người trở lại Pháp và hoạt động tich cực trong phong trào công
nhân, cộng sản Pháp
Nhận thấy ở Pháp là nơi có những điều kiện khách quan thuận lợi có thể
thỏa mãn nhu cầu tìm tòi, nghiên cứu của mình nên Nguyễn Tất Thành quyết
định rời nước Anh trở lại Pháp vào cuối năm 1917. Lúc đó, Pháp là trung tâm
chính trị của chủ nghĩa đế quốc ở châu Âu. Pari là trung tâm của thế kỷ ánh sáng,
cái nôi của những cuộc cách mạng dân chủ tư sản, cách mạng văn hóa của nước
Pháp và châu Âu.
Người tìm hiểu tình hình chính trị - xã hội nước Pháp, liên hệ với những
người Việt Nam có tinh thần yêu nước, từng bước tham gia vào cuộc đấu
tranh của phong trào công nhân Pháp. Nhờ lăn lộn trong phong trào lao động
Pháp, sát cánh với những người Việt Nam yêu nước và những người cách
mạng từ các nước thuộc địa của Pháp, Người đã nhanh chóng đến được với
phái tả của cách mạng Pháp, và không lâu sau đó gia nhập Đảng Xã hội Pháp
vào đầu năm 1919, trở thành nhà hoạt động cách mạng nổi tiếng. Đảng Xã hội
Pháp là một chính đảng duy nhất ở Pháp bênh vực các dân tộc thuộc địa. Khi
được hỏi vì sao vào Đảng, Người đã trả lời: Chỉ vì đây là tổ chức duy nhất ở
Pháp bênh vực nước tôi, là tổ chức duy nhất theo đuổi lý tưởng cao quý của
Đại cách mạng Pháp: Tự do - Bình đẳng - Bác ái. Cách mạng Pháp năm 1789
là cuộc cách mạng dân chủ tư sản điển hình với bản Tuyên ngôn Nhân quyền
và Dân quyền nổi tiếng. Bản Tuyên ngôn này đã công khai thừa nhận các
quyền tự do dân chủ như tự do thân thể, tự do ngôn luận, tự do tín ngưỡng.
Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của cách mạng Pháp đã có ảnh hưởng
lớn tới cuộc đấu tranh của nhân dân các nước đang chống chế độ phong kiến
lúc bấy giờ. Nhưng khi đã giành được quyền thống trị, giai cấp tư sản đã phản
bội lại các nguyên tắc tự do, bình đẳng, bác ái ghi trong Tuyên ngôn. Chúng
ra sức áp bức bóc lột nhân dân trong nước và lợi dụng chiêu bài “khai hóa
văn minh” để tiến hành chiến tranh xâm lược nhằm thống trị và nô dịch các
thuộc địa, trong đó có nước Việt Nam ta. Như sau này, Người nhận xét:
“Cách mệnh Pháp cũng như cách mệnh Mỹ, nghĩa là cách mệnh tư bản, cách
mệnh không đến nơi, tiếng là cộng hòa và dân chủ, kỳ thực trong thì nó tước
1
lục công nông, ngoài thì nó áp bức thuộc địa” .
Bản Yêu sách của nhân dân An Nam
Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) kết thúc các nước thắng trận họp
__________
1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 2, tr. 296.
616