Page 613 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 613
THỜI KỲ 1911- 1920, NGUYỄN TẤT THÀNH - NGUYỄN ÁI QUỐC
KHẢO SÁT, NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN THẾ GIỚI VÀ ĐẾN VỚI CHỦ NGHĨA
LÊNIN - TÌM THẤY CON ĐƯỜNG CỨU NƯỚC CHO DÂN TỘC
ThS. NGUYỄN THỊ KHUY
Nhà xuất bản chính trị quốc gia Sự thật
Với lòng yêu nước tha thiết, lại tận mất chứng kiến cảnh cùng cực, lầm
than, đau thương của nhân dân dưới sự cai trị hà khắc của bộ máy cai trị thực
dân Pháp cùng chính quyền phong kiến tay sai, Nguyễn Tất Thành đã quyết định
ra đi tìm đường cứu nước. Người quyết định ra nước ngoài để tìm hiểu thế giới,
khảo sát thực tiễn, nghiên cứu tình hình và cách làm của các nước, mong tìm ra
con đường đi cho dân tộc, như Người đã từng nói: “Tôi muốn đi ra nước ngoài,
xem nước Pháp và các nước khác. Sau khi xem xét họ làm như thế nào, tôi sẽ trở
1
về giúp đồng bào chúng ta” .
1. Sự khủng hoảng về đường lối cứu nước của dân tộc ta cuối thế kỷ
XIX, đầu thế kỷ XX
Từ khi thực dân Pháp xâm lược nước ta (1858), nhân dân Việt Nam đã kiên
cường, anh dũng đứng lên chống lại sự xâm lược, cai trị tàn ác của kẻ thù. Các
phong trào yêu nước có thể chia ra theo các khuynh hướng sau:
1.1. Khuynh hướng yêu nước phong kiến
- Phong trào Cần Vương, không ít văn thân, sĩ phu, chí sĩ yêu nước với tư
tưởng trung quân, ái quốc, họ gắn yêu nước với việc khôi phục ngôi vua bằng
một cuộc kháng chiến chống Pháp dưới ngọn cờ Cần Vương. Phong trào Cần
Vương là hưởng ứng chiếu Cần Vương của vua Hàm Nghi, phong trào kéo dài
từ 1885 đến 1896 mới kết thúc. Tiêu biểu của phong trào là ba cuộc khởi nghĩa:
khởi nghĩa Ba Đình (Phạm Bành, Đình Công Tráng), khởi nghĩa Bãi Sậy
(Nguyễn Thiện Thuật), khởi nghĩa Hương Khê (Phan Đình Phùng). Phong trào
tuy thất bại những tô đậm thêm truyền thống yêu nước anh hùng, bất khuất của
dân tộc Việt Nam.
__________
1. Trần Dân Tiên, Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch, Nxb. Chính trị quốc
gia Sự thật, Hà Nội, 2011, tr.15
611