Page 614 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 614
- Khởi nghĩa nông dân Yên Thế do Hoàng Hoa Thám lãnh đạo, kéo dài từ
1884 đến 1913. Đây là phong trào đấu tranh mang tính tự phát của nông dân.
Trong quá trình tồn tại, phong trào đã kết hợp được yêu cầu độc lập dân tộc với
yêu cầu ruộng đất của nhân dân. Phong trào chứng tỏ tinh thần đấu tranh anh
dung của nông dân Việt Nam và chỉ ra rằng: nông dân Việt Nam chỉ trở thành
lực lượng cách mạng khi được giai cấp tiên tiến dẫn đường.
1.2. Khuynh hướng dân chủ tư sản
- Phong trào Đông Du (1904 -1908) do Phan Bội Châu khởi xướng và lãnh
đạo, nhằm đưa thanh niên Việt Nam sang Nhật học tập, nhờ Nhật giúp đỡ để
chống Pháp. Lúc này, Nhật đã tiến hành cuộc cách mạng Minh Trị (1866-1869),
tiến mạnh lên con đường tư bản chủ nghĩa nên các sĩ phu yêu nước cho rằng,
nhờ Nhật giúp mình đánh thực dân Pháp là hay nhất. Nhận thấy rõ sự nguy hại
tới sự thống trị của Pháp ở Đông Dương của phong trào Đông Du, thực dân
Pháp đã cấu kết với Nhật trục xuất các di học sinh Việt Nam cùng Phan Bội
Châu ra khỏi nước Nhật, phong trào Đông Du tan rã. Phan Bội Châu nhờ Nhật
đánh Pháp, thì chẳng khác nào “đưa hổ cửa trước, rước beo cửa sau”.
- Phong trào Duy tân do Phan Châu Trinh khởi xướng nhằm “chấn hung
dân khí, khai dân trí, hậu dân sinh”. Chủ trương không dùng bạo lực, ông đã viết
thư đề nghị Pháp cải cách, song không được chấp nhận. Trong phong trào chống
thuế ở Trung Kỳ 1908, ông bị bắt và đưa sang Pháp sinh sống. Cách yêu nước
của Phan Châu Trinh chẳng khác gì “xin giặc rủ lòng thương”, thực dân Pháp đã
dã tâm cướp nước ta thì làm sao chúng có thể cải cách, trao độc lập cho ta được.
- Phong trào Đông kinh nghĩa thục (3-12/1907) do Lương Văn Can,
Nguyễn Quyền khởi xướng, lập ra trường Đông kinh nghĩa thục nhằm giáo dục
lòng yêu nước, tự hào dân tộc, truyền bá một nền học thuật và văn minh mới.
Phong trào lan rộng khiến thực dân Pháp lo ngại, cho đây là một “cái lò phiến
loạn” cần phải dẹp bỏ. Tháng 12/1907, chúng cho đóng cửa trường…
Như vậy, sự thất bại của các phong trào yêu nước cuối thế kỷ XIX, đầu thế
kỷ XX là do thiếu một đường lối cách mạng đúng đắn, thiếu một tổ chức tiên
tiến lãnh đạo, thiếu phương pháp cách mạng phù hợp. Hầu hết các phong trào
chỉ diễn ra trong phạm vi giai cấp chứ chưa có sự liên minh mở rộng với các giai
cấp, tầng lớp khác trong xã hội. Mặt khác, do tầm nhìn hạn chế của các lãnh tụ
nên đã không đủ sức đưa phong trào cách mạng tiến xa hơn nữa. Các phong trào
yêu nước nổ ra trong thế tương quan lực lượng giữa ta và địch quá lớn nên
nhanh chóng bị dập tắt. Lịch sử dân tộc ta lúc này đặt ra một yêu cầu mới, đó là
giải quyết cuộc khủng hoảng về đường lối cứu nước và giai cấp lãnh đạo lãnh
đạo cách mạng, nhưng có lẽ quan trọng nhất là tác động đến nhận thức của
Nguyễn Tất Thành - Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh. Từ sự thất bại, bế tắc,
khủng hoảng về đường lối cứu nước đó, Người nhận thức rằng, muốn cứu nước,
cứu dân không thể đi theo những con đường vốn đã thất bại, mà phải tìm một
612