Page 624 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 624
BẢN LĨNH NGOẠI GIAO HỒ CHÍ MINH
QUA SỰ KIỆN NGƯỜI ĐI THĂM HỮU NGHỊ NƯỚC PHÁP NĂM 1946
ThS. NGUYỄN THỊ NINH
Bảo tàng Hồ Chí Minh - Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh
Tổng khởi nghĩa Tháng Tám thành công, ngày 2/9/1945, Chủ tịch
Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ
Cộng hòa - nhà nước công nông đầu tiên ở khu vực Đông Nam Á. Nhà nước non
trẻ vừa mới ra đời đã phải đứng trước tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”, các thế
lực thù địch bao vây tứ phía. Trong hoàn cảnh lịch sử đầy cam go ấy, sáng rõ lên
trí tuệ, tài năng và bản lĩnh ngoại giao của Chủ tịch Hồ Chí Minh - Người chèo
lái con thuyền cách mạng Việt Nam vượt qua những thời khắc ngặt nghèo nhất
trong lịch sử. Đặc biệt, chuyến đi thăm nước Pháp năm 1946 của Chủ tịch Hồ
Chí Minh - với tư cách thượng khách của nước Pháp đã để lại những dấu ấn tốt
đẹp về người lãnh tụ của dân tộc Việt Nam trong lòng nhân dân và giới chính trị
nước Pháp; Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tranh thủ thời cơ nâng cao vị thế của dân
tộc, tranh thủ cảm tình và ủng hộ của nhân dân Pháp và nhân dân thế giới đối
với cuộc đấu tranh chính nghĩa bảo vệ độc lập tự do của nhân dân ta. Sự kiện là
hoạt động ngoại giao cấp nhà nước đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng
hòa và Chủ tịch Hồ Chí Minh là người thầy, người mở đường cho nền ngoại
giao hiện đại Việt Nam, biến ngoại giao trở thành một mặt trận đấu tranh quan
trọng, có ý nghĩa chiến lược.
Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vừa mới ra đời đã phải đứng trước
vòng vây hãm của các thế lực thù địch, có tới 4 lực lượng quân sự của 4 nước
lớn tồn tại trên đất nước ta là quân Nhật, quân Tưởng, quân Anh và quân Pháp.
Trước tình thế đó, với nhãn quan chính trị nhạy bén, Chủ tịch Hồ Chí Minh
không ngừng nỗ lực tạo mối quan hệ liên kết thân thiện với các nước lớn trên thế
giới. Từ tháng 10/1945 đến tháng 2/1946, Người đã gửi cho Tổng thống Mỹ
Truman và Ngoại trưởng Mỹ tám bức thư, điện nhằm đề nghị Hoa Kỳ công nhận
nền độc lập của Việt Nam, và có những can thiệp ngăn chặn cuộc chiến tranh
xâm lược do thực dân Pháp gây ra ở Đông Dương, tuy nhiên không một lá thư
nào được trả lời. Lập trường của Mỹ đối với vấn đề Đông Dương được thể hiện
rõ qua bức điện Quốc hội Mỹ gửi cho Đại sứ Mỹ ở Trùng Khánh (Trung Quốc):
622