Page 625 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 625
“Hoa Kỳ không hề có ý định chống lại việc khôi phục sự thống trị của Pháp ở
Đông Dương và không có một quan điểm chính thức nào của Chính phủ Mỹ
1
động đến, dù là gián tiếp, chủ quyền của Pháp ở Đông Dương” . Đối với Liên
Xô, Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi hai bức điện tín vào ngày 22/9/1945 và ngày
21/10/1945 cho Chủ tịch Xtalin thông báo về sự thành lập Chính phủ lâm thời
của nước Việt Nam và mong muốn hợp tác vì nền hòa bình lâu dài. Cũng giống
như ở Hoa Kỳ, không một lá thư nào của Người được Liên Xô trả lời. Thái độ
của Liên Xô đối với vấn đề Đông Dương và Việt Nam lúc này là “không rõ ràng
2
và không nhất quán” . Đúng như nhận định của nhà sử học người Pháp Alain
Ruscio: “Cho dù thế nào thì Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vẫn ở trong
3
tình trạng rất cô lập, không có đồng minh” .
Nhà nước non trẻ vừa mới ra đời không được các nước trên thế giới công
nhận, trong khi đó ở trong nước, các thế lực quân sự Nhật, Tưởng, Anh, Pháp ra
sức khiêu khích, phá hoại chính quyền cách mạng. Ở miền Bắc, 20 vạn quân
Tưởng liên tục gây sức ép với Chính phủ Hồ Chí Minh, đưa ra những yêu sách
ngang ngược. Ở miền Nam, quân Anh thực hiện những hành động phá hoại
trắng trợn và ra sức giúp cho quân Pháp tái lập quyền thống trị.
Cùng với sự bao vây tứ phía của các thế lực ngoại xâm khiến cho tình hình
chính trị, quân sự của đất nước vô cùng rối ren, u tối, trong khi nền kinh tế, xã
hội, văn hóa Việt Nam cũng đầy khó khăn phải giải quyết. Đất nước ở vào tình
thế “ngàn cân treo sợi tóc”.
Trong thời kỳ đất nước lâm vào tình thế nguy hiểm, càng sáng rõ trí tuệ và
bản lĩnh của người đứng đầu chèo lái con thuyền cách mạng Việt Nam. Một mặt,
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cùng với Chính phủ thi hành nhiều biện pháp cấp bách,
vừa kháng chiến vừa kiến quốc, nhằm cải thiện, nâng cao đời sống nhân dân,
củng cố chính quyền mà Người là tấm gương tiên phong thực hiện; mặt khác,
nhằm phân hóa kẻ thù, tránh tình thế cùng một lúc phải chiến đấu chống nhiều
kẻ thù, và nhằm tranh thủ được thời gian hòa hoãn củng cố, xây dựng lực lượng
cho cuộc kháng chiến về sau, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thay mặt Chính phủ Việt
Nam Dân chủ Cộng hòa ký với đại diện Chính phủ Cộng hòa Pháp Jean
Sainteny bản Hiệp định sơ bộ (6/3/1946) trước sự chứng kiến của các đại diện
Trung Quốc, Anh và Mỹ.
Hiệp định sơ bộ đã tạo cơ sở pháp lý quốc tế buộc quân Tưởng phải rút
__________
1. Nguyễn Trọng Hậu, Hoạt động đối ngoại của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thời kỳ
1945-1950, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2004, tr. 22.
2. Nguyễn Trọng Hậu, Hoạt động đối ngoại của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thời kỳ
1945-1950, Sđd, tr. 38.
3. Alain Ruscio, Hồ Chí Minh: Những bài viết và những cuộc tranh đấu, Nxb. Chính trị quốc
gia Sự thật, Hà Nội, 2020, tr. 362.
623