Page 626 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 626

khỏi miền Bắc Việt Nam, đồng thời tạo điều kiện cho lực lượng kháng chiến ở
                      miền Nam củng cố và bám trụ ở cơ sở, xây dựng lực lượng cho cuộc kháng
                      chiến sắp tới. Hiệp định sơ bộ thể hiện rõ chính sách ngoại giao hết sức linh hoạt,

                      mềm dẻo, khôn khéo của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhằm “thêm bạn, bớt thù”, trên
                      cơ sở giữ vững nền độc lập dân tộc, đúng như Tuyên cáo của hai bên Việt - Pháp
                      sau khi ký Hiệp định: “Những Hiệp định vừa mới ký đây sẽ đem lại hòa bình
                      trên đất Việt Nam và kết liễu một giai đoạn gay go trong cuộc giao thiệp Việt -
                             1
                      Pháp” . Đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh, Hiệp định ký kết với Pháp có ý nghĩa rất
                      quan  trọng,  đúng  như  lời  giải  thích  của  Người  với  nhân  dân  Thủ  đô,  ngày
                      7/3/1946: “Nước ta đã độc lập thực sự từ Tháng Tám năm 1945. Nhưng tới nay,
                      chưa một cường quốc nào công nhận nền độc lập của ta. Cuộc điều đình với
                      nước Pháp sẽ mở ra con đường làm cho quốc tế thừa nhận ta. Nó sẽ dẫn ta đến
                      một vị trí ngày càng chắc chắn trên trường quốc tế. Đó là một thắng lợi về mặt
                                   2
                      chính trị…” . Trước những lời xuyên tạc, rêu rao, kích động dân chúng của các
                      lực lượng phản động: “Hồ Chí Minh bán nước”, nhằm chia rẽ nhân dân ta chống

                      lại Chính phủ cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tuyên bố trước đông đảo
                      dân chúng: “Tôi, Chủ tịch Hồ Chí Minh, suốt cuộc đời đã cùng đồng bào chiến
                                                                                                  3
                      đấu cho độc lập của Tổ quốc. Tôi thà chết chứ không bao giờ bán nước” .
                            Qua bản  Hiệp định sơ  bộ,  chúng ta  thấy  bản  chất và  nền  tảng tư  tưởng
                      ngoại giao Hồ Chí Minh chính là phải giữ vững nền hòa bình dân tộc, bằng mọi
                      nỗ lực ngăn chặn cuộc chiến tranh xảy ra. Trái ngược với thiện chí của Chủ tịch
                      Hồ Chí Minh và Chính phủ Việt Nam, phía Pháp với Chính phủ mang nặng tư
                      tưởng thực dân đã sớm bộc lộ quyết tâm xâm lược Việt Nam một lần nữa. Quân
                      Pháp ở miền Nam không những không ngừng bắn mà còn tiếp tục các cuộc hành
                      quân càn quét ngày một lan rộng, chúng cho máy bay rải truyền đơn đòi quân

                      đội Việt Nam phải mang vũ khí tới giao nộp, đưa quân đánh úp nhiều vị trí của
                      quân đội Việt Nam và không ngừng xúc tiến việc thành lập Chính phủ lâm thời
                      của Nam kỳ nhằm chia cắt Nam Bộ ra khỏi Việt Nam. Ở miền Bắc, Pháp cho
                      quân chiếm đóng nhiều nơi ngoài quy định, ra sức tiến hành các vụ khiêu khích,
                      phá hoại tại Hà Nội, Hải Phòng…
                            Những người đại diện cho Chính phủ Pháp tại Đông Dương ra sức xuyên
                      tạc và phủ nhận Hiệp định sơ bộ, tìm mọi thủ đoạn để trì hoãn cuộc đàm phán
                      chính thức tại Paris, nhằm khiến cho cuộc đàm phán không diễn ra trên đất Pháp
                      hoặc diễn ra càng chậm càng tốt. Mặc dù vậy, Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn chủ
                      trương kiên trì đấu tranh đòi mở cuộc đàm phán chính thức với Chính phủ Pháp
                      tại Paris nhằm duy trì cục diện hòa hoãn và nâng cao vị thế quốc tế của dân tộc.


                      __________
                            1. Bảo tàng Cách mạng Việt Nam, Từ Đà Lạt đến Paris, Nxb. Hà Nội, 1996, tr. 153.
                            2. Hồ Chí Minh - Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2016, t. 3, tr. 149.
                            3. Hồ Chí Minh - Biên niên tiểu sử, Sđd, tr. 149.


                                                               624
   621   622   623   624   625   626   627   628   629   630   631