Page 629 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 629

ngày 2/7/1946 mới bắt đầu lễ đón chính thức. Lịch trình kéo dài và phải chờ đợi
                      như vậy nhưng trong mắt những người Pháp “Hồ Chí Minh luôn có trạng thái
                                                                                        1
                      tinh  thần  tốt,  không  hề  có  dấu  hiệu  của  sự  mất  kiên  nhẫn” .  Ngày  2/7/1946,
                      Chính phủ Pháp tổ chức cuộc tiếp đón chính thức Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ
                      Thủ tướng. Trong lời đáp từ lời chào mừng của Thủ tướng Pháp Bidault, Chủ
                      tịch  Hồ  Chí  Minh  thể  hiện  sự  trân  trọng  đối  với  truyền  thống  nước  Pháp  và
                      những lý tưởng bất hủ của cuộc Cách mạng Pháp 1789, mong muốn Việt Nam
                      và Pháp cùng xây đắp mối quan hệ tốt đẹp trên nền tảng dân chủ thật thà, nhưng
                      Người vô cùng kiên quyết nêu rõ dân tộc Việt Nam quyết tâm đấu tranh cho độc
                      lập  tự  do,  Người  khéo  léo  nhắc  nhở  Thủ  tướng  Pháp:  “Chớ  làm  cho  người
                                                                      2
                      những điều mình không muốn làm cho mình” .
                            Trong  ba  tháng  làm  việc  tại  nước  Pháp  (từ  ngày  22/6/1946  đến  ngày
                      19/9/1946), Chủ tịch Hồ Chí Minh không có giây phút nào nghỉ ngơi. Một ngày
                      làm việc của Người diễn ra với lịch trình từ sáng sớm tới tận đêm khuya. Chủ
                      tịch Hồ Chí Minh dành thời gian đi thăm nhiều nơi, gặp và làm việc với nhiều

                      quan chức cao cấp của Chính phủ Pháp; trò chuyện, tiếp xúc với nhiều nhà hoạt
                      động chính trị, các nhà doanh nghiệp, quân nhân, trí thức, nhà văn, nhà báo nước
                      Pháp và đại biểu Việt kiều tại Pháp. Qua các cuộc tiếp xúc, Người luôn tỏ lòng
                      kính trọng và đề cao tinh thần dân tộc, tinh thần kháng chiến của nhân dân Pháp,
                      thể  hiện  thiện  chí  mong  muốn  hòa  bình,  hướng  mọi  người  hiểu  rõ  tính  chất
                      chính nghĩa cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam vì độc lập, thống nhất của
                      dân tộc, qua đó tranh thủ mối thiện cảm và sự ủng hộ của nhân dân Pháp đối với
                      cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam. Trước đó, rất ít người trên đất Pháp và
                      thế giới biết về thông tin cuộc Cách mạng Tháng Tám, về sự ra đời nhà nước
                      Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nhưng chuyến đi thăm và làm việc tại nước Pháp

                      của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã mang lại những thắng lợi có ý nghĩa vô cùng quan
                      trọng đối với nền chính trị Việt Nam lúc bấy giờ, đúng như dự đoán của tờ tuần
                      báo Pháp Point de Vue, ngày 4/7/1946: “Việt Nam, Việt Minh, Nguyễn Ái Quốc,
                      Hồ Chí Minh. Đối với chín mươi phần trăm người Pháp, những từ này chỉ là
                      một âm vang xa lạ và không có ý nghĩa. Tuy nhiên, trong một vài năm nữa,
                      chúng sẽ được liệt kê chính thức trong các từ điển trên toàn thế giới và trong các
                      sách giáo khoa tiểu học, cái tên kinh điển cũ là Đông Dương sẽ bị làm lu mờ bởi
                                                                             3
                      những cái tên được sinh ra từ cuộc chiến tranh này” .
                            Trong thời gian ở Pháp, Chủ tịch Hồ Chí Minh vừa linh hoạt, khéo léo đấu
                      tranh ngay trên đất nước của kẻ thù để bảo vệ tự do, độc lập cho dân tộc, vừa


                      __________
                            1. Alain Ruscio, Hồ Chí Minh: Những bài viết và những cuộc tranh đấu, Sđd, tr. 384.
                            2.  Bảo  tàng  Cách  mạng  Việt  Nam,  Chủ  tịch  Hồ  Chí  Minh  ở  Pháp  năm  1946,  Trung  tâm
                      UNESCO Bảo tồn và Phát triển văn hóa dân tộc Việt Nam, Hà Nội, 2001, tr. 51.
                            3. Alain Ruscio, Hồ Chí Minh: Những bài viết và những cuộc tranh đấu, Sđd, tr. 390.


                                                               627
   624   625   626   627   628   629   630   631   632   633   634