Page 622 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 622
tin của mình vào Lênin và Quốc tế thứ III. Lúc này, trong Đảng Xã hội Pháp
đang diễn ra cuộc đấu tranh gay gắt xem nên ở lại Quốc tế II hay gia nhập Quốc
tế thứ III. Ngày 25/12/1920, Đại hội lần thứ XVIII Đảng Xã hội Pháp được tiến
hành, Nguyễn Ái Quốc là người bản xứ duy nhất có mặt tại Đại hội, còn các đại
biểu thuộc địa khác đều là người Pháp. Về tuổi đời, Nguyễn Ái Quốc đứng vào
lớp trẻ tuổi thứ hai ở Đại hội. Ngày 29/12/1920, Đại hội bỏ phiếu quyết định
việc có tham gia Quốc tế Cộng sản hay không. Cả hai lần bỏ phiếu, số phiếu tán
thành Đảng tham gia Quốc tế thứ III đều chiếm 2/3. Lá phiếu duy nhất của
Nguyễn Ái Quốc trong hơn 3000 lá phiếu tán thành có ý nghĩa vô cùng quan
trọng, đó là lần đầu tiên trong lịch sử phong trào công nhân và xã hội chủ nghĩa
Pháp, một người bản xứ tham gia Đại hội đã góp phần vào sự chuyển hướng
chiến lược của một đảng chính quốc. Mặt khác, Người bỏ phiếu tán thành Quốc
tế III, cũng tức là đặt vận mệnh giải phóng dân tộc mình theo đường lối chính trị
và tổ chức của Quốc tế Cộng sản.
Như vậy, trải qua mười năm khảo sát, tìm hiểu, nghiên cứu các học
thuyết lớn trên thế giới; các cuộc cách mạng điển hình: Cách mạng Pháp,
Cách mạng Mỹ, Cách mạng Tháng Mười Nga; khảo sát thực tiễn đời sống của
người dân ở các nước thuộc địa và các nước tư bản lớn và đến với Luận
cương của nghĩa Lênin, hoàn toàn tin theo Lênin, tham dự Đại hội Tours,
tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp, đứng hẳn về phía Quốc tế Cộng sản
của Người. Đây là bước ngoặt lớn trong cuộc đời hoạt động cách mạng của
Người: tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc, phù hợp với xu
thế cách mạng thế giới; từ một thanh niên yêu nước Việt Nam trở thành người
cộng sản Việt Nam đầu tiên; đây còn là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa chủ
nghĩa yêu nước với chủ nghĩa quốc tế vô sản, độc lập dân tộc với chủ nghĩa
xã hội, khẳng định con đường Cách mạng Việt Nam là cách mạng vô sản, như
Người sau này đã nói: “Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con
1
đường nào khác con đường cách mạng vô sản” ./.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Phạm Ngọc Anh - Bùi Đình Phong, Hồ Chí Minh văn hóa và phát triển,
Nxb. Chính trị - Hành chính, Hà Nội, 2009.
2. Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương, Các chuyên đề về tư tưởng Hồ
Chí Minh, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2004.
3. Hội đồng lý luận Trung ương chỉ đạo biên soạn giáo trình quốc gia, các
bộ môn lý luận Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Giáo trình tư tưởng Hồ Chí
Minh, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2004.
__________
1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 12, tr. 30.
620