Page 627 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 627
Sáng ngày 7/3/1946, tại Bắc Bộ phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp Ủy viên Cộng
hòa Pháp Jean Sainteny. Người đề nghị địa điểm đàm phán chính thức Việt -
Pháp sắp tới sẽ diễn ra ở Paris và Người tỏ ý muốn sớm được gặp Cao ủy Pháp
D’Argenlieu tại Sài Gòn trước khi sang Pháp. Ngày 24/3/1946, Chủ tịch Hồ Chí
Minh hội kiến với Cao ủy Pháp D’Argenlieu trên tuần dương hạm
Émile Bertin, đậu tại Vịnh Hạ Long. Để thoát ra khỏi sự căng thẳng hiện thời
trong mối quan hệ Việt - Pháp, hai bên chấp nhận nhân nhượng. Phía Việt Nam
đồng ý họp hội nghị trù bị tại Đà Lạt, phía Pháp đồng ý với đề nghị của Việt
Nam sẽ mở đàm phán chính thức tại Pháp.
Việc đấu tranh buộc phía Pháp phải ấn định thời gian, đặc biệt là địa điểm
mở đàm phán chính thức là một thắng lợi ngoại giao của Việt Nam, thể hiện sự
khôn khéo, linh hoạt của Chủ tịch Hồ Chí Minh khi buộc phía Pháp phải nhân
nhượng, làm thất bại ý đồ trì hoãn của phía Pháp, hơn hết đưa cuộc đàm phán tới
nước Pháp, sẽ nâng cao vị thế của Việt Nam, tạo điều kiện tuyên truyền rộng rãi
hơn trong nhân dân Pháp và nhân dân thế giới về cuộc đấu tranh chính nghĩa,
thiện chí hòa bình của Chính phủ và nhân dân Việt Nam.
5 giờ 30 phút sáng ngày 16/4/1946, tại Bắc Bộ phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh
tiễn phái đoàn đi dự Hội nghị trù bị Đà Lạt. Nhận thấy tính chất quan trọng của
Hội nghị, Người căn dặn phó đoàn Võ Nguyên Giáp: “Cần đặt vấn đề Nam Bộ
1
và vấn đề đình chiến lên đầu chương trình nghị sự” .
Hội nghị trù bị Đà Lạt diễn ra từ ngày 16/4/1946 đến ngày 10/5/1946. Thực
hiện lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh, phái đoàn Việt Nam đã thể hiện rõ
lập trường đấu tranh chính nghĩa, thiện chí giữ gìn hòa bình giữa hai nước trên
các quan điểm về vấn đề quan hệ kinh tế, tài chính, văn hóa, vấn đề chính trị,
quân sự, vấn đề ba kỳ… Trong khi đó, ngay từ đầu Hội nghị, phía Pháp đã rắp
tâm phá hoại đàm phán bằng một loạt các hành động khiêu khích. Âm mưu sâu
xa của Pháp là khiến cho Hội nghị đi đến chỗ tan vỡ, phản bội lại những điều
phía Pháp đã ký kết vào ngày 6/3/1946. Âm mưu và toan tính từ phía Pháp khiến
không một vấn đề nào trong chương trình nghị sự được giải quyết. Đặc biệt, đối
với vấn đề Nam Bộ, phía Pháp lộ rõ ý đồ quyết tách Nam Bộ ra khỏi Việt Nam.
Trước thái độ thiếu thiện chí của phái đoàn Pháp, phiên họp toàn thể ngày
10/5/1946 trở thành phiên họp cuối cùng của Hội nghị trù bị Đà Lạt.
Chính vào lúc mối quan hệ giữa Việt Nam và Pháp tưởng chừng như lâm
vào bế tắc và phải bỏ dở, ngày 31/5/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh lên đường sang
thăm chính thức nước Pháp, với tư cách thượng khách của nước Cộng hòa Pháp.
Cùng đi có phái đoàn Chính phủ, do đồng chí Phạm Văn Đồng làm trưởng đoàn,
sang Pháp để đàm phán chính thức với phái đoàn Chính phủ Pháp. Chuyến đi
của Chủ tịch Hồ Chí Minh diễn ra trong bối cảnh các nước lớn chưa công nhận
__________
1. Bảo tàng Cách mạng Việt Nam, Từ Đà Lạt đến Paris, Sđd, tr. 14.
625