Page 638 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 638

1
                      đi” . Chứng kiến cuộc đấu tranh của giai cấp công - nông, những người lao động
                      nghèo khổ ở Mỹ chống lại giai cấp tư sản bóc lột, Người lại liên tưởng đến cuộc
                      đấu tranh của nhân dân Việt Nam chống lại thực dân Pháp và suy nghĩ về mối

                      liên hệ giữa cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở các dân tộc thuộc địa với cuộc
                      đấu tranh của giai cấp công - nông ở chính quốc. Sau này, trong một bài báo,
                      Người đã diễn tả mối quan hệ đó bằng hình ảnh rất sinh động: “Chủ nghĩa tư
                      bản là một con đỉa có một cái vòi bám vào giai cấp vô sản ở chính quốc và một
                      cái vòi khác bám vào giai cấp vô sản ở các thuộc địa. Nếu người ta muốn giết
                      con vật ấy, người ta phải đồng thời cắt cả hai vòi. Nếu người ta chỉ cắt một vòi
                      thôi, thì cái vòi kia vẫn tiếp tục hút máu của giai cấp vô sản; con vật vẫn tiếp tục
                                                                2
                      sống và cái vòi bị cắt đứt lại sẽ mọc ra” .
                            Cảm  thông  với  sự  thống  khổ  của  người  da  đen,  trong  thời  gian  ở  Mỹ,
                      Nguyễn Tất Thành đã thường xuyên tham gia các cuộc họp của Hội Tin tưởng
                      cải thiện người da đen của thế giới (NIP) và tích cực tham gia các hoạt động của
                      người da đen. Trong một cuộc míttinh do người da đen tổ chức, Người đã dốc
                                                                                            3
                      hết tiền túi của mình để ủng hộ cuộc đấu tranh chính nghĩa của họ .
                            Sau một thời gian ở New York, Nguyễn Tất Thành chuyển đến Boston, làm
                      thợ làm bánh ở khách sạn Omni Parker. Tại đây, Người đã tranh thủ thời gian
                      tìm đến thư viện công cộng để tìm hiểu về lịch sử, văn hóa nước Mỹ, về cuộc
                      đấu  tranh  chống  thực  dân  Anh  giành  độc  lập  dân  tộc  của  nhân  dân  Bắc  Mỹ
                      (1775-1783), về Tuyên ngôn độc lập năm 1776 do Thomas Jefferson khởi thảo...
                            Những kiến thức tìm hiểu được về cuộc cách mạng Mỹ trong thời gian này
                      đã được Người đưa vào bài giảng ở lớp huấn luyện chính trị cho các thanh niên
                      ưu tú của Việt Nam do Người tổ chức trong những năm 1925-1927 tại Quảng
                      Châu (Trung Quốc). Trong quá trình giảng dạy về cách mạng Mỹ, Người đặt câu

                      hỏi: “Vì sao mà Mỹ làm cách mệnh?”. Và giải thích lý do là vì: “Thổ sản Mỹ rất
                      giàu, đồng, sắt, than, bông, lúa, trâu bò, vân vân, vật  gì  cũng nhiều. Anh thì
                                                            4
                      tham, muốn hốt về cho mình cả…” , lại thêm thuế má nặng nề, làm cho kinh tế
                      Mỹ rất khốn đốn, do đó nhân dân Mỹ đã đứng lên làm cách mạng. Lấy cuộc
                      cách mạng Mỹ soi vào thực tiễn nước ta lúc bấy giờ, Người so sánh: “Chính
                      sách của Pháp đối với An Nam bây giờ xấu hơn Anh đối với Mỹ trước, vì Pháp
                      đã vơ vét hết của cải dân ta, đã ngăn cấm dân ta làm việc này việc khác; nó lại
                      bắt dân ta hút thuốc phiện và uống rượu. Anh chỉ ham tiền Mỹ, Pháp đã ham




                      __________
                            1. Vũ Tuấn Anh (giới thiệu và tuyển chọn), Chế Lan Viên - Tác phẩm chọn lọc, Sđd, tr. 99.
                            2. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 1, tr. 320.
                            3. Xem Trần Nam Tiến: Hoạt động quốc tế của Nguyễn Ái Quốc (1911-1941), Nxb. Tổng hợp
                      Tp. Hồ Chí Minh, 2011, tr. 24.
                            4. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 2, tr. 290.


                                                               636
   633   634   635   636   637   638   639   640   641   642   643