Page 635 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 635

quyết tâm “phải đi ra nước ngoài xem cho rõ. Sau khi xem xét họ làm ăn ra
                                                             1
                      sao, tôi sẽ trở về giúp đồng bào tôi” .
                            Ngày 05/6/1911, từ cảng Sài Gòn, người thanh niên trẻ Nguyễn Tất Thành,
                                                                                                2
                      với  tên  Văn  Ba,  đã  lên  tàu  Amiran  Latusơ  Tơrêvin  rời  Việt  Nam .  Từ  đây,
                      Người bắt đầu hành trình 30 năm bôn ba hải ngoại tìm đường cứu nước (1911-
                      1941). Trên hành trình đó, Người đã đi qua 3 đại dương, 4 châu lục và gần 30
                                             3
                      quốc gia trên thế giới . Có những quốc gia Người chỉ ghé qua theo lịch trình của
                      tàu, cũng có những quốc gia Người đã lưu lại lâu hơn để tìm hiểu và hoạt động.
                      Trong số đó, nước Mỹ là nơi Người lưu lại tuy không lâu (từ cuối năm 1912 đến
                      đầu năm 1913) nhưng đã để lại dấu ấn khá sâu sắc trong cuộc đời và sự nghiệp
                      hoạt động cách mạng của Người.
                                                              4
                            Cuối năm 1912, Người đến Mỹ . Cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân
                      dân Bắc Mỹ và tên tuổi của Washington, Thomas Jefferson, Lincoln đã thu hút
                      sự chú ý của Người. Tại đây, Người vừa làm thuê để kiếm sống vừa tranh thủ
                      thời gian tìm hiểu về lịch sử, văn hóa, xã hội và đời sống người dân Mỹ. Ban
                      đầu,  Người  ở  New  York,  làm  thuê  cho  một  gia  đình  trồng  nho  ở  Brooklyn
                                            5
                      (ngoại ô New York) ; sau đó chuyển đến Boston, làm thợ làm bánh ở khách sạn
                                    6
                      Omni Parker …
                            Tranh thủ thời gian rảnh rỗi, Người đã đi thăm nhiều nơi để tìm hiểu cuộc
                      sống của người dân Mỹ. Đặc biệt, Người đã đến khu Harlem để tìm hiểu về đời
                      sống và cuộc đấu tranh chống phân biệt chủng tộc của người da đen trên đất Mỹ.
                      Người đã rất xúc động khi chứng kiến cuộc sống khổ cực và bất công của những

                      người da đen nơi đây. Hình ảnh về tình cảnh khốn khổ của người da đen trên đất
                      Mỹ, về “hành hình kiểu Linsơ”, về hoạt động của đảng 3K, về những cuộc đấu
                      tranh của công nhân Mỹ in sâu trong tâm trí Người. Để rồi hơn mười năm sau đó,
                      năm 1924, Người đã viết các bài báo Hành hình kiểu Linsơ, Đảng Ku Klux Klan
                      lên án nạn phân biệt chủng tộc, tội ác man rợ của người da trắng đối với người
                      da đen và cả đối với những người da trắng ủng hộ cuộc đấu tranh của người da
                      đen ở nước Mỹ, phần nào phơi bày bản chất của giai cấp tư sản thống trị ở Mỹ.
                            Mở đầu bài báo Hành hình kiểu Linsơ, Người chỉ rõ: “Điều mà mọi người
                      có lẽ không biết là người da đen châu Mỹ, tiếng rằng đã được giải phóng 65
                      __________
                            1. Hồ Chí Minh - Biên niên tiểu sử, Sđd, t. 1, tr. 30.
                            2. Hồ Chí Minh - Biên niên tiểu sử, Sđd, t. 1, tr. 29.
                            3.  http://xaydungdang.org.vn/Home/thoisu/2010/2504/Ky-niem-lan-thu-99-Ngay-Bac-Ho-ra-di-
                      tim-duong.aspx
                            4. Hồ Chí Minh - Biên niên tiểu sử, Sđd, t. 1, tr. 36.
                            5. Nhiều tác giả, 79 câu hỏi về hoạt động của Bác Hồ ở nước ngoài (1911-1941), Nxb. Trẻ, Tp.
                      Hồ Chí Minh, 2007, tr. 21.
                            6. Võ Văn Lộc, Bác Hồ với nước Mỹ (1911-1954), Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội,
                      2020, tr. 13.


                                                               633
   630   631   632   633   634   635   636   637   638   639   640