Page 643 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 643

các giá trị mà con người sáng tạo ra, đồng thời, khái niệm “văn hóa” của Người
                      cũng chỉ ra nhu cầu sinh tồn của con người với tư cách chủ thể hoạt động của
                      đời sống xã hội chính là nguồn gốc, động lực sâu xa của văn hóa.

                            Về vị trí, vai trò của văn hóa, theo Hồ Chí Minh, văn hóa đứng ngang hàng
                      với các lĩnh vực hoạt động khác của xã hội loài người là chính trị, kinh tế, xã hội:
                      “Trong công cuộc kiến thiết nước nhà có bốn vấn đề cùng phải chú ý đến, cùng
                                                                                                  1
                      phải coi là quan trọng ngang nhau: chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa” . Vì thế,
                      văn hóa không thể đứng ngoài “mà phải ở trong kinh tế và chính trị” và ngược
                      lại kinh tế, chính trị cũng nằm “trong văn hóa”. Đời sống xã hội được xây dựng,
                      kết cấu đan cài từ bốn lĩnh vực: chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, trong đó, văn
                      hóa là nền tảng tinh thần của đời sống xã hội, là lĩnh vực thuộc về kiến trúc
                      thượng tầng của xã hội. Vấn đề đặt ra là phải giải quyết đúng đắn mối quan hệ
                      giữa lĩnh vực văn hóa với chính trị, kinh tế, xã hội.
                            Về mối quan hệ giữa văn hóa với chính trị, xã hội, Hồ Chí Minh đã luận
                      giải: văn hóa phải phục vụ nhiệm vụ chính trị và ở trong chính trị, chỉ khi chính

                      trị, xã hội được giải phóng thì văn hóa mới được giải phóng, chính trị mở đường
                      cho văn hóa phát triển, để văn hóa phát triển tự do, phải làm cách mạng chính trị
                      trước. “Xã hội thế nào, văn nghệ thế ấy… dưới chế độ thực dân và phong kiến,
                      nhân dân ta bị nô lệ, thì văn nghệ cũng bị nô lệ, bị tồi tàn, không thể phát triển
                             2
                      được” . Văn hóa phải tham gia vào nhiệm vụ chính trị tức là tham gia vào các
                      hoạt động cách mạng, tham gia kháng chiến và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Văn
                      hóa tham gia kháng chiến tức là văn hóa không đứng ngoài mà ở trong cuộc
                      kháng chiến thần thánh của dân tộc và cuộc kháng chiến trở thành cuộc kháng
                      chiến có văn hóa.
                            Mặt khác, trong cách mạng xã hội chủ nghĩa, thực hiện cách mạng trên lĩnh

                      vực văn hóa là một nhiệm vụ rất quan trọng. Tính chất mặt trận của văn hóa, văn
                      nghệ không phải chỉ chống giặc ngoại xâm mà còn bao hàm việc rất khó khăn,
                      phức tạp là  chống  giặc  nội  xâm,  “giặc ở  trong lòng”,  chủ nghĩa  cá nhân với
                      những biểu hiện như tham ô, nhũng nhiễu, lãng phí, lười biếng, quan liêu... Vì
                      thế, mối quan hệ giữa chính trị và văn hóa trong cách mạng xã hội chủ nghĩa thể
                      hiện càng sâu sắc hơn, hai lĩnh vực phải được tiến hành cùng lúc, thúc đẩy nhau
                      cùng phát triển.
                            Đối với mối quan hệ giữa văn hóa và kinh tế, Hồ Chí Minh chỉ ra rằng:
                      “Muốn tiến lên chủ nghĩa xã hội thì phải phát triển kinh tế và văn hóa. Vì sao
                      không nói phát triển văn hóa và kinh tế? Tục ngữ Việt Nam có câu: Có thực mới
                                                                   3
                      vực được đạo; vì thế kinh tế phải đi trước” . Quan điểm của Người chỉ rõ kinh tế

                      __________
                            1. Bảo tàng Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh về văn hóa, Hà Nội, 1997, tr. 11.
                            2. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 9, tr. 231.
                            3. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 12, tr. 470.


                                                               641
   638   639   640   641   642   643   644   645   646   647   648