Page 634 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 634

DẤU ẤN NƯỚC MỸ TRÊN HÀNH TRÌNH TÌM ĐƯỜNG CỨU NƯỚC

                            CỦA NGUYỄN TẤT THÀNH - NGUYỄN ÁI QUỐC - HỒ CHÍ MINH



                                                          TS. NGUYỄN THỊ QUỲNH NGA
                                                             ThS. NGUYỄN VĂN TUÂN
                                                 Chi nhánh Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật

                                                             tại Thành phố Hồ Chí Minh


                                                                                1
                            “Đất nước đẹp vô cùng. Nhưng Bác phải ra đi…” .
                            Cách đây 110 năm, một người thanh niên xứ Nghệ đã lên tàu rời Tổ quốc,

                      bắt đầu cuộc hành trình đầy sóng gió. Nhưng đây là sự ra đi để trở về, trở về để
                      đưa  cả dân tộc từ  cảnh sống nô  lệ vùng  lên đập tan gông xiềng,  hiên ngang
                      ngẩng cao đầu, cho dáng hình đất Việt mãi mãi trường tồn, rạng rỡ. Người thanh
                      niên đó chính là Nguyễn Tất Thành - Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh.
                            Năm 1858, thực dân Pháp nổ súng xâm lược Việt Nam. Triều đình nhà

                      Nguyễn yếu hèn, kháng cự yếu ớt và cuối cùng đầu hàng, chấp nhận sự thống
                      trị của thực dân Pháp. Trái ngược với thái độ đó của triều đình, nhiều cuộc
                      khởi nghĩa theo các ngọn cờ phong kiến, nông dân, tư sản liên tiếp nổ ra trên

                      khắp Việt Nam. Máu của các anh hùng, nghĩa sĩ, những người dân yêu nước
                      đã  nhuộm  đỏ  non  sông  nhưng  cuối  cùng  vẫn  thất  bại.  Trong  bối  cảnh  đó,
                      những  sĩ  phu  có  trách  nhiệm  với  vận  mệnh  dân  tộc  luôn  trăn  trở  “ai  sẽ  là
                                                                                 2
                      người giúp mình thoát khỏi ách thống trị của Pháp” . Có người chủ trương
                      dựa vào Nhật để đánh Pháp (như Phan Bội Châu), có người lại chủ trương

                      dựa vào Pháp để “khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh” từ đó giành lại độc
                                                                    3
                      lập cho đất nước (như Phan Châu Trinh) . Dù rất kính trọng và đề cao lòng
                      yêu nước của các sĩ phu nhưng Nguyễn Tất Thành đã sớm nhận thấy những
                      con đường đó đều có những hạn chế và khó có thể thành công. Do đó, Anh

                      __________
                            1. Vũ Tuấn Anh (giới thiệu và tuyển chọn), Chế Lan Viên - Tác phẩm chọn lọc, Nxb. Giáo dục
                      Việt Nam, Hà Nội, 2009, tr. 98.
                            2. Hồ Chí Minh - Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2016, t. 1, tr. 30.
                            3. Xem Trần Dân Tiên, Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch, Nxb. Nghệ An,
                      2004, tr. 12.


                                                               632
   629   630   631   632   633   634   635   636   637   638   639