Page 640 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 640

trích dẫn một đoạn trong bản Tuyên ngôn độc lập của Mỹ vào Tuyên ngôn
                      độc lập của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ngoài việc thể hiện sự đồng
                      tình với những nội dung mang tính nhân văn trong bản tuyên ngôn của Mỹ,

                      còn có ý đặt cuộc Cách mạng Tháng Tám của nhân dân Việt Nam ngang với
                      cuộc cách mạng Mỹ, Tuyên ngôn độc lập của nước Việt Nam Dân chủ Cộng
                      hòa có giá trị ngang với Tuyên ngôn độc lập của Mỹ. Có thể nói, giá trị nhân
                      văn trong Tuyên ngôn độc lập của nước Mỹ mà Người được đọc trong thời
                      gian sống trên đất Mỹ những năm 1912-1913 đã để lại ấn tượng sâu sắc trong
                      tâm trí, từ đó góp phần dẫn đến việc Người trích một đoạn vào Tuyên ngôn
                      độc lập của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa năm 1945…
                            Sau một thời gian sống ở Mỹ, khoảng quý I năm 1913, Nguyễn Tất Thành
                      rời  Mỹ  trở  về  Le  Havre  (Pháp),  sau  đó  sang  Anh...  tiếp  tục  hành  trình  “tìm
                      đường đi cho dân tộc theo đi”.
                            Khoảng thời gian ở Mỹ trong hành trình 30 năm tìm đường cứu nước của

                      Người không phải là dài nhưng đã để lại những dấu ấn sâu sắc. Trong khoảng
                      thời gian ngắn ngủi đó, Người đã thấy được sự lầm than, đói khổ của những
                      người lao động, cuộc sống bị chà đạp của những người da đen bởi sự phân
                      biệt chủng tộc, thấy được bản chất của xã hội Mỹ; đồng thời hiểu biết thêm về
                      lịch sử, văn hóa, về cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân Mỹ… Trong

                      đó, có lẽ điều để lại dấu ấn đậm nét nhất trong tâm trí người thanh niên trẻ
                      đang đặt những bước đi đầu tiên trên hành trình tìm đường cứu nước đó là:
                      Nước Mỹ - một nước đã tiến hành cách mạng tư sản nhưng giai cấp công -
                      nông vẫn chịu cảnh đói khổ, lầm than, vẫn không ngừng đấu tranh đòi quyền
                      lợi, nạn phân biệt chủng tộc vẫn tồn tại… Do đó, cách mạng tư sản chưa phải
                      là một cuộc cách mạng “đến nơi”, cần phải có một cuộc cách mạng khác triệt
                      để hơn. Điều này thôi thúc Người tiếp tục hành trình tìm lời giải cho câu hỏi:

                      Cách mạng “đến nơi” là cuộc cách mạng nào? Sau này, trên hành trình tìm
                      đường cứu nước, Người dần dần tìm ra câu trả lời. Đặc biệt, khi đọc được Sơ
                      thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa
                      của Lênin (7/1920), Người đã khẳng định cuộc cách mạng triệt để nhất đó là
                      cách mạng vô sản. Từ đó, Người “hoàn toàn tin theo Lênin, tin theo Quốc tế
                              1
                      thứ ba” , kiên định con đường cách mạng vô sản, độc lập dân tộc gắn liền với
                      chủ nghĩa xã hội./.

                                                   TÀI LIỆU THAM KHẢO

                            1.  Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 1, 2, 4, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà
                      Nội, 2011.

                      __________
                            1. Hồ Chí Minh - Biên niên tiểu sử, Sđd, t.1, tr.76.


                                                               638
   635   636   637   638   639   640   641   642   643   644   645