Page 639 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 639
1
tiền lại muốn làm mất nòi, mất giống An Nam đi” . Và Người trăn trở: “Thế mà
2
dân An Nam còn chưa học Mỹ mà làm cách mệnh” . Dưới con mắt nhạy cảm
của một nhà cách mạng, Người cũng nhận định: “Mỹ tuy rằng cách mệnh thành
công đã hơn 150 năm nay, nhưng công nông vẫn cứ cực khổ, vẫn cứ lo tính cách
mệnh lần thứ hai. Ấy là vì cách mệnh Mỹ là cách mệnh tư bản, mà cách mệnh tư
3
bản là chưa phải cách mệnh đến nơi” .
Người tìm ra điểm hạn chế của cuộc cách mạng Mỹ và cho rằng: “Chúng ta
đã hy sinh làm cách mệnh, thì nên làm cho đến nơi, nghĩa là làm sao cách mệnh
rồi thì quyền giao cho dân chúng số nhiều, chớ để trong tay một bọn ít người.
4
Thế mới khỏi hy sinh nhiều lần, thế dân chúng mới được hạnh phúc” . Cuộc
cách mạng “đến nơi” đó chính là cuộc cách mạng vô sản.
Quan tâm đến lịch sử nước Mỹ và vận dụng vào huấn luyện cho thanh niên
trong nước làm cách mạng là một trong những tư tưởng tiến bộ của Người.
Người ngưỡng mộ tinh thần đoàn kết, chiến đấu anh dũng trong cuộc đấu tranh
giành độc lập của nhân dân Mỹ; tìm ra những mặt tích cực có thể học hỏi và
những điểm hạn chế cần khắc phục khi áp dụng cho cách mạng Việt Nam.
Nguyễn Ái Quốc chính là người Việt Nam đầu tiên giảng về lịch sử nước Mỹ và
lịch sử cách mạng Mỹ cho thanh niên Việt Nam trong giai đoạn chuẩn bị lực
5
lượng cho cách mạng .
Khi đọc bản Tuyên ngôn độc lập năm 1776 của Mỹ, Người rất ấn tượng
với bản tuyên ngôn này bởi quyền bình đẳng, quyền được mưu cầu hạnh phúc
của con người được đề cao. Sau này, khoảng giữa tháng 5/1945, Hồ Chí Minh
đã yêu cầu Trung úy Phelan - báo vụ của cơ quan OSS, điện về Côn Minh đề
6
nghị thả dù xuống một quyển Tuyên ngôn độc lập của Mỹ để nghiên cứu .
Một lần nữa, Người đã nghiền ngẫm rất kỹ bản Tuyên ngôn này và trích một
đoạn nói về quyền bình đẳng giữa con người với con người vào Tuyên ngôn
độc lập của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, được Người công bố với toàn
thể nhân dân trong nước và thế giới ngày 2/9/1945: “Tất cả mọi người đều
sinh ra bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm
được, trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu
7
cầu hạnh phúc” . Tuyên ngôn độc lập của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
là lời khẳng định hùng hồn sự độc lập, tự do của dân tộc Việt Nam và quyết
tâm sắt đá để giữ vững nền độc lập, tự do ấy. Việc Chủ tịch Hồ Chí Minh
__________
1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 2, tr. 291.
2. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 2, tr. 291.
3. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 2, tr. 291-292.
4. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 2, tr. 293.
5. Xem Võ Văn Lộc, Bác Hồ với nước Mỹ (1911-1954), Sđd, tr. 26-27.
6. Xem Võ Văn Lộc, Bác Hồ với nước Mỹ (1911-1954), Sđd, tr. 52.
7. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 4, tr. 1.
637