Page 657 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 657
1
châu Âu, mà có lẽ là một văn hóa tương lai” .
3. Học tập quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về văn hóa Việt Nam
Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của
nó mà con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam đã sản sinh ra nhằm thích ứng với
những nhu cầu của đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn trong hoàn cảnh đất nước
nông nghiệp lạc hậu bị mất chủ quyền, bị áp bức bóc lột và chiến tranh xâm lược.
Văn hóa Việt Nam với các giá trị trường tồn được khẳng định trong chiều
dài lịch sử dựng nước và giữ nước bốn ngàn năm.
Văn hiến Việt Nam với biểu tượng thời đại Hồ Chí Minh và sự ghi nhận
của cộng đồng thế giới với những đóng góp cho lịch sử văn hóa nhân loại.
Là người con ưu tú của dân tộc Việt Nam, “Xét thấy Chủ tịch Hồ Chí Minh
là một biểu tượng kiệt xuất về quyết tâm của cả một dân tộc, đã cống hiến trọn
đời mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam, góp phần
vào cuộc đấu tranh chung của các dân tộc vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ
và tiến bộ xã hội; Xét thấy sự đóng góp quan trọng nhiều mặt của Chủ tịch Hồ
Chí Minh trong các lĩnh vực văn hóa, giáo dục và nghệ thuật là kết tinh truyền
thống văn hóa hàng ngàn năm của nhân dân Việt Nam và những tư tưởng của
Người là hiện thân của những khát vọng của các dân tộc trong việc khẳng định
2
bản sắc dân tộc của mình và tiêu biểu cho việc thúc đẩy sự hiểu biết lẫn nhau” ,
sự ghi nhận của UNESCO là những đánh giá đúng đắn, xứng tầm nhân loại dành
cho Chủ tịch Hồ Chí Minh. Quả thật, chân dung Nhân cách văn hóa Hồ Chí
Minh đã khẳng định tầm vóc văn hóa của bậc vĩ nhân luôn lấy Dân làm Gốc, lấy
Văn hóa là Gốc và khi cụ thể hóa những gì khiến cho dân, cho nước ngày càng
trở nên Ấm no, Hạnh phúc. Các nội dung gắn với văn hóa vật thể bao gồm: đi
lại, ăn, ở, các điều kiện sinh hoạt, sản xuất, làm kinh tế đều được Chủ tịch Hồ
Chí Minh đề cập cụ thể và nêu gương qua các việc làm dù trong hoàn cảnh thời
chiến hay chiến tranh nửa hòa bình. Sản xuất và đánh giặc, dân phải no bụng,
phải được đảm bảo cuộc sống - đó là quyền lợi của dân, là trách nhiệm của Đảng
và Nhà nước.
Dân phải được học hành, có trình độ, phải có đời sống tinh thần phong
phú, lành mạnh. Giá trị văn hóa truyền thống phải được bảo tồn và tích hợp
giá trị của đời sống văn hóa mới với phương châm làm cho con người ngày
càng tốt đẹp lên trên cơ sở loại bỏ những yếu tố xấu xa, lạc hậu. “Phải làm
sao cho văn hóa vào sâu trong tâm lý của quốc dân, nghĩa là văn hóa phải sửa
đổi được tham nhũng, lười biếng, phù hoa, xa xỉ. Văn hóa phải làm thế nào
__________
1. Dẫn theo Phan Ngọc, Bản sắc văn hóa Việt Nam, Sđd, tr. 452.
2. Kỷ yếu Hội thảo quốc tế Chủ tịch Hồ Chí Minh - Anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hóa
lớn, UNESCO và Ủy ban Khoa học Xã hội Việt Nam, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1990, tr. 5-6.
655