Page 658 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 658

cho nhân dân có tinh thần vì nước quên mình, vì lợi ích chung mà quên lợi
                      ích riêng. Văn hóa phải làm thế nào cho mỗi người dân Việt Nam, từ già đến
                      trẻ, cả đàn ông và đàn bà ai cũng hiểu nhiệm vụ của mình và biết hưởng hạnh
                                                    1
                      phúc của mình nên hưởng” .
                            Chủ  tịch  Hồ  Chí  Minh  cho  rằng:  “Gốc  của  văn  hóa  mới  là  dân  tộc”  và
                      “phát triển hết cái hay cái đẹp của dân tộc, tức là ta cũng đi tới chỗ nhân loại”..
                      “văn hóa thế giới sẽ phải chú ý đến văn hóa của mình, và văn hóa của mình sẽ
                      chiếm được một địa vị ngang với các nền văn hóa thế giới”... “mình có thể bắt
                      chước những cái hay của bất kỳ nước nào ở Âu, Mỹ”... “Phải mở rộng kiến thức
                                                      2
                      của mình về văn hóa thế giới” .
                            Đánh giá những thực hành văn hóa của Chủ tịch Hồ Chí Minh, những quan
                      điểm lãnh đạo về văn hóa tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, chúng tôi nhận
                      thấy về phân loại, quan điểm văn hóa của Người được phân thành hai loại gồm:
                      Văn hóa vật thể và Văn hóa phi vật thể là hoàn toàn khoa học và hiện đại. Về
                      cấu trúc, xuất phát từ lịch sử văn hóa Việt Nam, những quan tâm của Chủ tịch

                      Hồ Chí Minh đến văn hóa sản xuất (chủ động, sáng tạo, cân đối trong lao động
                      tạo của cải vật chất); văn hóa vũ trang (cụ thể hóa bằng quan điểm Kháng chiến
                      hóa văn hóa, văn hóa hóa kháng chiến, ); văn hóa sinh hoạt (ăn mặc ở đi lại,
                      văn hóa nghệ thuật, tâm linh… những điều kiện để đảm bảo sinh hoạt diễn ra
                                    3
                      bình thường)  là hoàn toàn đúng đắn. Tất cả những chủ trương, ứng xử đó đều
                      thể hiện lòng nhân ái bao dung của Chủ tịch Hồ Chí Minh nhằm đến mục đích
                      cao nhất là mang lại hạnh phúc cho người dân. “Lòng thương yêu nhân dân và
                                                                  4
                      nhân loại của tôi không bao giờ thay đổi” . Trong Di chúc, Bác viết “Đánh thắng
                      giặc Mỹ rồi, thì những việc chính của cách mạng là làm thế nào giải quyết ngày
                      càng tốt hơn nữa các vấn đề ăn, mặc, ở, đi lại, học hành, phòng và chữa bệnh…
                                                                                                         5
                      Tóm lại là không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân” .
                            Đánh giá quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về văn hóa và việc giữ gìn,
                      phát huy vốn văn hóa của dân tộc Việt Nam chúng tôi nhận thấy:
                            - Chủ tịch Hồ Chí Minh là người đã quan tâm tới văn hóa từ rất sớm và đã
                      đưa ra khái niệm về văn hóa một cách khoa học, tiến bộ.
                            - Quan điểm văn hóa là toàn bộ sáng tạo của con người, bao gồm văn
                      hóa vật chất và văn hóa tinh thần đã được thể hiện nhất quán trong suốt cuộc
                      __________
                            1. Dẫn lại từ Phan Ngọc, Bản sắc văn hóa Việt Nam, Sđd, tr. 451.
                            2. Xem Hoài Thanh, Có một nền văn hóa Việt Nam, Hội Văn hóa cứu quốc Việt Nam, Hà Nội,
                      1946, tr. 25.
                            3. Nội dung kế thừa từ: Trần Quốc Vượng (chủ biên), Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb. Giáo dục
                      Việt Nam, Hà Nội, 2017.
                            4. Võ Nguyên Giáp, Tư tưởng Hồ Chí Minh, quá trình hình thành và nội dung cơ bản, in trong
                      Viện Hồ Chí Minh, Nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh, Hà Nội, 1993, tập 1,  tr. 47.
                            5. Dẫn lại từ Phan Ngọc, Bản sắc văn hóa Việt Nam, Sđd, tr. 443-444.


                                                               656
   653   654   655   656   657   658   659   660   661   662   663