Page 677 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 677

QUÁ TRÌNH HÓA THÂN VÀO GIAI CẤP CẦN LAO

                                     TRONG HÀNH TRÌNH TÌM ĐƯỜNG CỨU NƯỚC
                                           CỦA NGUYỄN ÁI QUỐC (1911-1920)



                                                                ThS. TẠ CHÂU PHÚ

                                                      Học viện Cán bộ Thành phố Hồ Chí Minh
                                                              ThS. LÊ THỊ BÍCH NGA
                                                 Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh


                            Cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, dân tộc Việt Nam lâm vào cảnh lầm than,
                      nô lệ, dưới ách áp bức của thực dân Pháp. Trong bối cảnh ở Việt Nam xuất hiện

                      các  phong  trào  yêu  nước  theo  các  hệ  tư  tưởng  khác  nhau,  người  thanh  niên
                      Nguyễn Tất Thành-Nguyễn Ái Quốc đã quyết định ra đi tìm đường cứu nước,
                      lựa chọn con đường hóa thân vào giai cấp cần lao, tự rèn luyện trong hành trình
                      giải phóng dân tộc khỏi ách nô lệ. Trong hành trình đó, Nguyễn Ái Quốc đã giác
                      ngộ con đường cách mạng vô sản và tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho

                      dân tộc.

                            1. Hành trang của Nguyễn Tất Thành trước khi hóa thân vào giai cấp
                      cần lao

                            Khi dân tộc Việt Nam còn chìm trong vũng lầy nô lệ, các phong trào yêu
                      nước chống thực dân Pháp nổ ra một cách sôi nổi, mãnh liệt nhưng đều bị thực
                      dân  Pháp đàn  áp  và thất  bại.  Trong  bối cảnh  đó, người  thanh  niên  yêu  nước
                      Nguyễn Tất Thành đã quyết định lựa chọn con đường cứu nước của riêng mình.
                      Mang trong mình truyền thống của một gia đình Nho giáo hiếu học, lại sớm hấp

                      thụ giá trị văn hóa, truyền thống của quê hương, đất nước, với lòng yêu nước
                      nồng nàn, thấu cảm nỗi đau nước mất nhà tan… đã nung nấu thêm ý chí ra đi
                      tìm đường cứu nước của Người.
                            Từ thuở niên thiếu, Nguyễn Tất Thành đã sớm tiếp thu tinh thần hiếu học
                      và truyền thống khoa bảng của quê hương Nam Đàn (Nghệ An). Nơi đây, nổi

                      tiếng là xứ sở của sĩ phu với những bậc nhân tài lưu danh muôn thuở, là nơi
                      “nâng ngọn bút Nguyễn Trãi lên tầm khuê đầu, nơi thi hào Nguyễn Du viết nên



                                                               675
   672   673   674   675   676   677   678   679   680   681   682