Page 682 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 682
Hành trình hóa thân từ một người trí thức của Nguyễn Tất Thành-Nguyễn
Ái Quốc kéo dài 10 năm (1911-1920), không chỉ đơn giản là hòa mình vào một
công việc lao động để kiếm sống, mà đó là một hành trình gian nan ở khắp các
châu lục, với những nghề lao động cực nhọc khác nhau, đi và trải nghiệm, lao
động và học tập với mục đích là tìm thấy con đường giải phóng dân tộc. Chính
hành trình đó, đã mang lại cho Nguyễn Ái Quốc những bài học thực tiễn phong
phú, giúp Người không chịu một sự sắp đặt, gượng ép của lịch sử nào mà tiếp
cận một cách tự nhiên với học thuyết Mác-Lênin, một học thuyết về giới cần lao
và giải phóng cho giới cần lao. Đó là một kết quả tất yếu.
Năm 1917, Nguyễn Ái Quốc từ Luân Đôn về Paris. Sang đây, Người có
điều kiện liên lạc với cụ Phan Châu Trinh, các thanh niên, trí thức và kiều bào
yêu nước. Bằng con đường tiếp cận và học hỏi, Người đã bắt đầu có một sự
đánh giá và lựa chọn chính trị cho bản thân mình, đó là gia nhập Đảng Xã hội
Pháp - một đảng tiên tiến ở Pháp thời bấy giờ, một tổ chức dưới ngọn cờ chống
chủ nghĩa tư bản và các chính sách hà khắc đối với thuộc địa. Chính sự kiện này
đã trở thành tiền đề cho hành trình tìm đến với con đường cách mạng vô sản của
Nguyễn Ái Quốc, để giải phóng dân tộc, giải phóng giới cần lao.
Bằng hoạt động thực tiễn, với tư duy chính trị nhạy cảm, sắc bén, và chủ
động, tích cực, đã từng bước đưa Nguyễn Ái Quốc đến với Chủ nghĩa Mác-
Lênin. Tháng 7/1920, Nguyễn Ái Quốc đã đọc được bản Sơ thảo lần thứ nhất
những Luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lênin đăng trên
báo L’Humanité (Nhân đạo) của Đảng Xã hội Pháp. Ánh sáng từ chủ nghĩa
Mác-Lênin mà Người tiếp nhận, không chỉ lan tỏa và trở thành nguồn năng
lượng mạnh mẽ, thổi bùng lên ngọn lửa cách mạng ở Việt Nam, giành độc lập
dân tộc, tự do cho đồng bào, mà còn có sức lan tỏa, ảnh hưởng trên phạm vi thế
giới, đặc biệt là đối với những dân tộc bị thực dân, đế quốc xâm lược, thống trị.
Sau khi đã tiếp thu học thuyết về giải phóng giới cần lao, Nguyễn Ái Quốc
đã truyền bá học thuyết đó về với dân tộc một cách sáng tạo, phù hợp nhất với
những điều kiện lịch sử cụ thể ở Việt Nam. Bởi lẽ, nếu phạm vào chủ nghĩa giáo
điều, cứng nhắc thì không chỉ làm mất đi bản chất cách mạng và khoa học của
học thuyết Mác-Lênin, mà còn dẫn đến những thất bại của phong trào cách
mạng. Chính điều đó lại càng đòi hỏi một tư duy sáng tạo, bản lĩnh của một
người lãnh tụ, bản lĩnh vận dụng linh hoạt học thuyết Mác-Lênin.
Hành trình từ năm 1920 đến năm 1930 là quá trình Nguyễn Ái Quốc truyền
bá chủ nghĩa Mác-Lênin vào Việt Nam, chuẩn bị những điều kiện về tư tưởng,
chính trị và tổ chức cho sự ra đời của một Đảng cách mạng ở Việt Nam. Đỉnh
cao về lý luận của thời kỳ này là các tác phẩm Đường Kách mệnh (1927),
Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng (1930). Các tác phẩm này càng làm nổi
bật tư duy chủ động, tích cực, sáng tạo của Nguyễn Tất Thành-Nguyễn Ái Quốc.
Đó là những luận điểm về lý luận trong hai giai đoạn cách mạng; về mối quan hệ
680