Page 681 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 681
cũng chính là lực lượng có tinh thần cách mạng kiên quyết nhất, triệt để nhất. Và
cũng chính trong hành trình hòa mình vào giới cần lao, hiểu nỗi thống khổ của
tầng lớp bị áp bức, Nguyễn Ái Quốc mới có sự nhạy bén chính trị khi tìm đến
với Cách mạng Tháng Mười Nga (1917), với Luận cương của Lênin (1920), cho
phép Người hiểu sớm và hiểu sâu về con đường cách mạng vô sản - một con
đường mới mẻ của nhân loại. Đây cũng chính là sự khác biệt, ít nhất là về mặt
kết quả, trong hành trình ra đi tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành.
Sâu xa hơn, sự hòa nhập vào hàng ngũ những người công nhân của
Nguyễn Tất Thành, từ năm 1911, sau này đã trở thành “kinh nghiệm sống dẫn
dắt tới chủ trương vào những năm 20 đến 30, đưa học trò của mình vào đường
“vô sản hóa” rất thần hiệu để biến thanh niên tiểu tư sản hay tư sản, mà yêu
nước chân thành, thành những chiến sĩ kiên cường bất khuất, rường cột của
1
Đảng Cộng sản Việt Nam” .
Ngoài ra, quá trình hóa thân cũng mang lại cho Người những vốn kiến
thức văn hóa sâu, rộng, thông thạo lịch sử châu Âu, châu Mỹ, biết rõ ưu điểm,
hạn chế, kinh nghiệm rút ra từ các cuộc cách mạng tư sản mà sau này trong
tác phẩm Đường Kách mệnh (1927), Người đã có nói:“Cách mệnh Pháp cũng
2
như cách mệnh Mỹ, nghĩa là cách mệnh tư bản, cách mệnh không đến nơi” ;
và khẳng định: “Trong thế giới bây giờ chỉ có cách mệnh Nga là đã thành
3
công, và thành công đến nơi…” . Những kiến thức đó đã dần tích lũy và tạo
thành những nhân tố tiền đề sau này đưa Nguyễn Ái Quốc đến được với chủ
nghĩa Mác-Lênin, đưa Người từ một thanh niên, trí thức yêu nước bước vào
con đường chính trị gian nan.
Cũng nhờ phương pháp đi vào quần chúng lao khổ mà Nguyễn Ái Quốc
không sa vào chủ nghĩa cơ hội và kiên quyết đấu tranh chống chủ nghĩa cơ hội,
giúp Người có được một sự khái quát rất sâu sắc: “Dù màu da có khác nhau, trên
đời này chỉ có hai giống người: giống người bóc lột và giống người bị bóc lột.
4
Mà cũng chỉ có một mối tình hữu ái là thật mà thôi: tình hữu ái vô sản” . Nhận
thức đó đã đưa Nguyễn Ái Quốc đến gần với chủ nghĩa Mác-Lênin hơn so với
những người trí thức cùng thời.
3. Kết quả của hành trình hóa thân tìm thấy con đường cứu nước cho
dân tộc
Học thuyết Mác-Lênin là một học thuyết về giải phóng giới cần lao. Bởi
vậy, nó chỉ phù hợp với tầng lớp cần lao thực sự và những người thấu cảm được
tình cảnh của quần chúng nhân dân lao động.
__________
1. Trần Văn Giàu, Hồ Chí Minh - Vĩ đại một con người, Sđd, tr. 32.
2. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2011, t. 2, tr. 296.
3. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 2, tr. 304.
4. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 1, tr. 287.
679