Page 680 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 680
Thử so sánh về phương cách hành động của Nguyễn Tất Thành với những
trí thức đương thời có thể thấy, nếu nhà cách mạng Phan Châu Trinh sang nước
Pháp nhờ cậy vào Hội nhân quyền của Pháp, nhà chí sĩ Phan Bội Châu sang
Nhật Bản mưu cầu vào lòng “hằng tâm hằng sản” của nhiều người trợ giúp, rồi
đến cả những thế hệ trí thức sau này như Phan Văn Trường, Nguyễn Thế Truyền,
Nguyễn An Ninh tìm thấy nhiều chủ nghĩa, nhiều con đường cứu cánh để hành
động, thì Nguyễn Tất Thành-Nguyễn Ái Quốc lại ra đi tìm đường cứu nước
bằng chính sức lao động của mình và quyết tâm đi nhiều nơi để có sự tìm hiểu
một cách thấu đáo. Từ một người trí thức yêu nước, Nguyễn Ái Quốc đã “hóa
thân” vào đời sống của giới cần lao để trải nghiệm, không học ở trường lớp, mà
tự học, học từ bạn, học từ quần chúng cần lao.
Hành trình hóa thân của Nguyễn Ái Quốc là để đi đến “những đất tự do,
những trời nô lệ”, hành trình đó không thi vị, bởi cuộc sống của giới cần lao là
đầy rẫy những lầm than, khổ cực. Nguyễn Tất Thành từ một thầy giáo trở thành
một người lao động chân tay, làm “cu li” trong xã hội đầy rẫy áp bức, bất công.
Từ một trí thức, Nguyễn Tất Thành trở thành một anh Văn Ba - thủy thủ tàu
buôn rồi tiếp tục làm nhiều nghề, khi cào tuyết, khi bồi bàn, khi rửa chén,…
trong suốt hành trình nơi đất khách kéo dài 10 năm (1911-1920). Khi làm phụ
bếp trên tàu ở Pháp: “mỗi ngày anh ta phải làm từ bốn giờ sáng, quét dọn sạch sẽ
nhà bếp lớn trên tàu, tối đốt lửa trong các lò. Sau đó đi khuân than, rồi xuống
hầm lấy rau, thịt cá, nước đá,... Công việc khá nặng nhọc vì dưới bếp rất nóng và
trong hầm rất rét. Nhất là khi vừa phải vác một bao nặng vừa leo lên những bậc
thang trong khi tàu tròng trành. Xong công việc ấy, phải dọn cho bọn chủ bếp
Pháp ăn. Sau đấy, nhặt rau, rửa chảo nồi và đun lò lại. Công việc kéo dài suốt
1
ngày” . Khi thì cào tuyết, đốt lò rồi phụ bếp cho khách sạn ở Anh: “Hôm thứ
nhất, tôi nhận việc cào tuyết trong một trường học. Một công việc rất mệt nhọc.
Mình mẩy tôi đẫm mồ hôi mà tay chân thì rét cóng. Và cuốc được đống tuyết
cũng rất khó khăn vì tuyết trơn. Sau tám giờ làm công việc này, tôi mệt lử và đói
bụng. Tôi đành phải bỏ việc… Hai ngày sau tôi tìm được một việc khác. Lần
này thì phải đốt lò. Từ năm giờ sáng, một người nữa với tôi chui xuống hầm để
nhóm lửa. Suốt ngày chúng tôi đổ than thay than trong lò. Ở đây thật đáng sợ.
Luôn luôn ở trong cảnh tranh tối tranh sáng. Tôi không biết người ta làm cái gì ở
2
tầng trên, vì không bao giờ tôi lên đấy” .
Hành trình hòa mình vào giai cấp cần lao đã giúp Nguyễn Tất Thành gặt
hái được những gì? Hành trình đó đã giúp Người hiểu rõ, chỉ có giai cấp công
nhân và nhân dân lao động là những người bị áp bức, bóc lột nặng nề nhất và họ
__________
1. Trần Dân Tiên, Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch, Nxb. Trẻ, Tp. Hồ Chí
Minh, 2011, tr. 16-17.
2. Trần Dân Tiên, Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch, Sđd, tr. 29-30.
678