Page 678 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 678
1
kiệt tác Truyện Kiều, nơi Phan Bội Châu cho ra đời những câu thơ “dậy sóng” .
Tất cả những nét tinh túy của quê hương đã được Nguyễn Tất Thành hấp thụ,
tạo nên tầm văn hóa cao đẹp trong hành trang tìm đường cứu nước sau này.
Đến khi học tại Trường Tiểu học Pháp - Việt ở Vinh, Nghệ An (1905),
Nguyễn Tất Thành lần đầu tiên được biết đến ba từ “Tự do - Bình đẳng - Bác ái”.
Đó là những điều xa lạ với Người, nhất là trong bối cảnh dân tộc Việt Nam đang
chịu sự cai trị hà khắc và bóc lột của thực dân Pháp. Với sự tò mò, Nguyễn Tất
Thành muốn tìm hiểu về nền văn minh Pháp, muốn tìm xem những gì ẩn giấu
đằng sau những từ ngữ cao đẹp ấy. Cho đến sau này, khi được đọc các sách báo,
được học với những người thầy yêu nước, Nguyễn Tất Thành đã biết tới văn
minh phương Tây trong thời kỳ phát triển của chủ nghĩa tư bản, Người muốn đi
sang Pháp và các nước phương Tây để tìm hiểu, liệu rằng “Tự do - Bình đẳng -
Bác ái” của nước Pháp có khác gì với “Tự do - Bình đẳng - Bác ái” ở xứ Đông
Dương xa xôi?
Nguyễn Tất Thành được thừa hưởng ở cụ thân sinh Nguyễn Sinh Sắc tinh
thần hiếu học, độc lập trong suy nghĩ. Với sự khuyến khích và ủng hộ của người
cha, Nguyễn Tất Thành đến với văn hóa, văn minh Pháp một cách chủ động và
tích cực, say mê tìm tòi cái mới. Khi học tại Trường Tiểu học Pháp - Việt Đông
Ba Huế (1906), không giống như nhiều học sinh lúc bấy giờ, người thì ghét chữ
Pháp vì đó là chữ của giặc, người thì học chữ Pháp để có cơ hội tìm việc làm
trong chính quyền “bảo hộ”, Nguyễn Tất Thành học chữ Pháp nhưng không “bỏ
quên” văn hóa dân tộc.
Việc hấp thụ truyền thống gia đình, quê hương, đất nước cùng vốn học
vấn, tri thức được trang bị thời niên thiếu… đã trở thành hành trang cho
Nguyễn Tất Thành trong hành trình tìm đường cứu nước, hòa mình vào giai
cấp cần lao sau này.
2. Quá trình hóa thân vào giai cấp cần lao của Nguyễn Ái Quốc (1911-1920)
Ở thời điểm suy tàn của chế độ phong kiến và sự thống trị tàn bạo của chủ
nghĩa thực dân Pháp, Việt Nam cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX chứng kiến sự
bùng nổ của các cuộc đấu tranh chống ngoại xâm theo các con đường cứu nước
khác nhau.
Được mệnh danh “hùm thiêng Yên Thế”, Hoàng Hoa Thám - người đại
diện cho hệ tư tưởng phong kiến đứng lên lãnh đạo cuộc khởi nghĩa kéo dài gần
ba thập kỷ chống thực dân Pháp xâm lược, nhưng cuối cùng không thể giải
quyết thành công mâu thuẫn dân tộc đang gay gắt trong lòng xã hội Việt Nam
lúc bấy giờ.
__________
1. Trần Văn Giàu, Trần Bạch Đằng, Vàng trong lửa - Chủ tịch Hồ Chí Minh với miền Nam Tổ
quốc, Nxb. Tổng hợp Tp. Hồ Chí Minh, 2009, tr. 31.
676