Page 679 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 679
Mới mẻ hơn con đường cứu nước của Hoàng Hoa Thám là chí sĩ yêu nước
Phan Bội Châu. Năm 1904, ông phất cao ngọn cờ Duy Tân hội với chủ trương
Đông Du sang Nhật để học hỏi. Tuy nhiên, phong trào Đông Du hoạt động được
một thời gian thì nhà cầm quyền Pháp thấy được mối đe dọa nguy hiểm, đã
thương lượng với Nhật để trục xuất cụ Phan cùng tất cả thanh niên Việt Nam về
nước, chấm dứt phong trào Đông Du đang trên đà phát triển.
Phan Châu Trinh không đồng tình với con đường cứu nước của Phan Bội
Châu, cho rằng “nếu phương pháp của ông Phan mà thành công thì quốc dân
đồng bào chung quy vẫn nguyên cái lưng con ngựa, chỉ thay người cưỡi mà
1
thôi” . Phan Châu Trinh có dịp tiếp xúc với những tư tưởng tiến bộ của
Rousseau, Montesquieu, Voltaire, quan tâm đến tư tưởng dân chủ. Tư tưởng của
Phan Châu Trinh tuy tiến bộ, nhưng thay vào đó lại chủ trương “ỷ Pháp cầu tiến
bộ”, dựa vào Pháp mà đi lên, để rồi dẫn đến kết quả là phong trào hòa bình phát
triển văn hóa và kinh tế ở Bắc, Trung, Nam bị thất bại.
Xuất phát từ thực tiễn đất nước, Nguyễn Tất Thành đã vượt khỏi các trào
lưu nở rộ trong nước thời bấy giờ, khi nhận thấy các phong trào yêu nước theo
khuynh hướng phong kiến (Hoàng Hoa Thám) đã lỗi thời, lập trường dân chủ tư
sản (Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh) ở một nước thuộc địa nửa phong kiến
ở Việt Nam cũng chưa đủ sức tập hợp được lực lượng để chống lại chủ nghĩa
thực dân. Vì vậy, Nguyễn Tất Thành đã quyết định “không đi Phồn Xương, tuy
đó là đường ngắn nhất. Không đi Nhật, tuy có các bậc chú bác khuyến khích.
Không đi Hoa Nam, tuy ở đó cách mạng Tân Hợi đang bước vào giai đoạn “cử
2
đồ đại sự”. Trong ba đường ấy, Nguyễn Tất Thành không chịu một đường nào” .
Người đã quyết định sang trời Tây cùng những hành trang mà bấy lâu nay
Người đã tích lũy.
Sang phương Tây, “mang trong lòng tâm sự của một kẻ mất nước, thấy bất
lực trên quê hương mình, thấy không tin ở một sự viện trợ của các nước Á Đông,
Nguyễn Tất Thành ra đi với một khát vọng có thể tìm giải pháp cho quê hương,
điều chắc chắn là trong đầu óc của Nguyễn Tất Thành, luôn luôn có sự tìm kiếm;
3
đi tới đâu cũng nhận xét, cũng ghi chép, cũng tìm bạn, cũng nghiên cứu…” .
Nhưng ghi chép cái gì? Ắt hẳn không phải là những cảnh lạc thú vui chơi, mà đó
là những tình cảnh, những nỗi thống khổ của các dân tộc bị áp bức, của tầng lớp
lao động, của những người da màu bị khinh miệt và bóc lột, từ đó có sự đồng
cảm với những người lao khổ.
__________
1. Phan Châu Trinh Toàn tập, Nxb. Đà Nẵng, 2005, t. 3, tr. 102.
2. Trần Văn Giàu,Trần Bạch Đằng, Vàng trong lửa - Chủ tịch Hồ Chí Minh với miền Nam Tổ
quốc, Sđd, tr. 81.
3. Trần Văn Giàu, Hồ Chí Minh - Vĩ đại một con người, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2010,
tr. 763.
677