Page 683 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 683

giữa vấn đề dân tộc và giai cấp; về động lực, lực lượng, phương pháp cách mạng;
                      về tính chủ động của các mạng thuộc địa so với cách mạng vô sản ở chính quốc;
                      về đoàn kết quốc tế…

                            Sự  hóa  thân  vào  giới  cần  lao  của  Nguyễn  Tất  Thành-Nguyễn  Ái  Quốc
                      không nhằm mục đích để kiếm sống, mà hóa thân là để hiểu nỗi thống khổ của
                      các tầng lớp nhân dân lao động. Kết quả của hành trình hóa thân của Người,
                      chính  là  sự gắn kết  giữa hai  mục  đích,  lý  tưởng:  Giải phóng dân  tộc  và giải
                      phóng giai cấp.
                            Hành trình của Nguyễn Ái Quốc không chỉ mang một ý nghĩa lịch sử trọng
                      đại đối với dân tộc Việt Nam, mà đó còn là một lời nhắc nhở thế hệ những người
                      trí thức Việt Nam hiện nay: Con đường cách mạng, con đường tìm đến chân lý
                      không bao giờ bằng phẳng. Thành quả cách mạng, ánh sáng chân lý không tự
                      dưng đến mà phải qua quá trình vận động, đấu tranh, bằng ý chí, trí tuệ, mồ hôi,
                      thậm chí là cả xương máu.
                            Sự kiện Nguyễn Tất Thành-Nguyễn Ái Quốc ra đi tìm đường cứu nước 110

                      năm trước là bước mở đầu cho hàng loạt các sự kiện có ý nghĩa lịch sử vĩ đại
                      của dân tộc Việt Nam: Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (1930) và lãnh đạo cách
                      mạng Việt Nam đạt những thành tựu to lớn trong cuộc đấu tranh giải phóng dân
                      tộc và trong xây dựng chủ nghĩa xã hội. Đây không chỉ là niềm tự hào, mà còn
                      là động lực to lớn để toàn thể dân tộc Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng vượt
                      qua mọi khó khăn, thử thách, tiếp tục vững bước trên con đường đổi mới toàn
                      diện, đồng bộ, hội nhập quốc tế, phát triển nhanh và bền vững đất nước, nhằm
                      xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam chủ nghĩa xã hội./.


                                                   TÀI LIỆU THAM KHẢO
                            1. Đỗ Quang Hưng, Thêm những hiểu biết về Hồ Chí Minh, Nxb. Lao Động,

                      Hà Nội, 1999.
                            2.  Đỗ Hoàng Linh, Nguyễn Văn Dương, Chuyện kể về thời niên thiếu của
                      Bác Hồ, Nxb. Văn hóa Thông tin, Hà Nội, 2008.
                            3.  Đỗ Hoàng Linh, Người đi tìm hình của nước (1911-1930), Nxb. Hồng
                      Bàng, Gia Lai, 2012.
                            4.  Bùi Đình Phong, Ý nghĩa lịch sử và giá trị thời đại của sự kiện Bác Hồ
                      ra đi tìm đường cứu nước, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2011.













                                                               681
   678   679   680   681   682   683   684   685   686   687   688