Page 686 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 686

1
                      dân” . Tháng 7/1920, khi đọc Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn
                      đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lênin, Người đã tìm thấy trong lý luận của
                      Lênin một con đường cứu nước mới - con đường cách mạng vô sản: “Luận

                      cương của Lênin làm cho tôi rất cảm động, phấn khởi, sáng tỏ, tin tưởng biết
                      bao! Tôi vui mừng đến phát khóc lên. Ngồi một mình trong buồng mà tôi nói
                      to lên như đang nói trước quần chúng đông đảo: “Hỡi đồng bào bị đọa đày
                      đau  khổ!  Đây  là  cái  cần  thiết  cho  chúng  ta,  đây  là  con  đường  giải  phóng
                                  2
                      chúng ta!” . Như vậy, ngay từ đầu đến với cách mạng thế giới, Chủ tịch Hồ
                      Chí Minh đã xác định cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng thế
                      giới, cách mạng Việt Nam chỉ có thể thành công khi đoàn kết chặt chẽ với
                      phong trào cách mạng thế giới.
                            Chủ tịch Hồ Chí Minh là người dân thuộc địa đầu tiên vạch rõ chủ nghĩa đế
                      quốc thực dân là kẻ thù chính của các dân tộc thuộc địa, cũng là kẻ thù của giai
                      cấp vô sản và nhân dân lao động chính quốc; cách mạng giải phóng dân tộc và
                      cách mạng vô sản ở chính quốc có mối quan hệ chặt chẽ với nhau trong cuộc

                      đấu tranh chống kẻ thù chung là chủ nghĩa đế quốc. Đây là mối quan hệ bình
                      đẳng không phải là quan hệ lệ  thuộc hay  chính phụ. Phát biểu tại Đại hội  V
                      Quốc tế Cộng sản (1924), Người khẳng định vai trò, vị trí chiến lược của cách
                      mạng thuộc địa: “Vận mệnh của giai cấp vô sản thế giới và đặc biệt là vận mệnh
                      của giai cấp vô sản ở các nước đi xâm lược thuộc địa gắn chặt với vận mệnh của
                                                            3
                      giai cấp bị áp bức ở các thuộc địa” , và “Hiện nay nọc độc và sức sống của con
                      rắn độc tư bản chủ nghĩa đang tập trung ở các thuộc địa hơn là ở chính quốc.
                      Các thuộc địa cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy; các thuộc địa cung cấp
                      binh lính cho quân đội của chủ nghĩa đế quốc. Các thuộc địa trở thành nền tảng
                                                        4
                      của lực lượng phản cách mạng” , nếu xem thường cách mạng ở thuộc địa tức là:
                                                         5
                      “muốn đánh chết rắn đằng đuôi” . Đồng quan điểm với Các Mác khi cho rằng sự
                      nghiệp giải phóng của giai cấp công nhân phải là sự nghiệp của bản thân giai
                      cấp công nhân, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “Vận dụng công thức của
                      Các Mác, chúng tôi xin nói với anh em rằng, công cuộc giải phóng anh em chỉ
                                                                                     6
                      có thể thực hiện được bằng sự nỗ lực của bản thân anh em” .
                            Chủ tịch Hồ Chí Minh là một trong những người có công đầu trong việc
                      xây dựng các tổ chức liên minh của các dân tộc thuộc địa. Xuất phát từ tình cảm,
                      lòng thương yêu và khát vọng giải phóng dân tộc mình, đất nước mình, Người
                      __________
                            1. Nguyễn Quốc Hùng, Vũ Dương Ninh, Phùng Hữu Phú, 100 năm ngày Quốc tế Lao động 1-5,
                      Nxb. Lao động, Hà Nội, 1986, tr.49.
                            2. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 12, tr. 562.
                            3. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 1, tr. 295.
                            4. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 1, tr. 296.
                            5. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 1, tr. 296.
                            6. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 2, tr. 138.


                                                               684
   681   682   683   684   685   686   687   688   689   690   691