Page 685 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 685
1
“cốt cách phong kiến” . Thực tiễn cách mạng Việt Nam không chỉ là động lực
thôi thúc người thanh niên trẻ Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước mà
còn đem đến những kinh nghiệm lịch sử để trên hành trình tìm đường cứu nước
giải phóng dân tộc, Người đã có sự lựa chọn đúng đắn con đường cách mạng nói
chung và vấn đề đoàn kết quốc tế của cách mạng Việt Nam nói riêng. Bằng óc
quan sát tinh tường, nhận thức thế giới và thời đại theo một lập trường đối lập
với các nhà cách mạng đương thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh ngay từ đầu tìm đến
với cách mạng thế giới không phải với mục đích cầu viện, dựa vào sự giúp đỡ
của nước ngoài để đánh đuổi giặc Pháp giành độc lập cho nước nhà mà trên cơ
sở nhận thức được thời đại mới mở đầu bằng cuộc Cách mạng Tháng Mười Nga,
xác định rõ các mối quan hệ mới của cách mạng Việt Nam: quan hệ với cách
mạng vô sản; quan hệ với phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa,
phụ thuộc trên toàn thế giới.
Chủ tịch Hồ Chí Minh coi thắng lợi của cuộc Cách mạng Tháng Mười
Nga (1917) là sự kiện mở đầu của thời đại mới, tạo tiền đề, điều kiện để các
dân tộc vượt qua các trở ngại, tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau đặt cơ sở cho
mối quan hệ hòa bình, hữu nghị giữa các quốc gia, dân tộc. Trong bài Cách
mạng tháng Mười và sự nghiệp giải phóng các dân tộc phương Đông, Người
đã viết: “Như ánh mặt trời rạng đông xua tan bóng tối, cuộc Cách mạng
2
Tháng Mười đã chiếu rọi ánh sáng mới vào lịch sử loài người” , và Người
nhấn mạnh: “Cách mạng Tháng Mười đã chặt đứt xiềng xích của chủ nghĩa đế
quốc, phá tan cơ sở của nó và giáng cho nó một đòn chí mạng. Cách mạng
Tháng Mười như tiếng sét đã đánh thức nhân dân châu Á tỉnh giấc mê hàng
thế kỷ nay. Cách mạng Tháng Mười đã mở ra trước mắt họ thời đại cách
3
mạng chống đế quốc, thời đại giải phóng dân tộc” . Người khẳng định Cách
mạng tháng Mười Nga vĩ đại đã mở ra con đường giải phóng cho các dân tộc,
nhất là các dân tộc thuộc địa: “Giống như mặt trời chói lọi, Cách mạng tháng
Mười chiếu sáng khắp năm châu, thức tỉnh hàng triệu hàng triệu người bị áp
bức, bóc lột trên trái đất. Trong lịch sử loài người chưa từng có cuộc cách
4
mạng nào có ý nghĩa to lớn và sâu xa như thế” . Chủ tịch Hồ Chí Minh đánh
giá cao sự ra đời của Quốc tế III (1919), nhấn mạnh cách mạng Việt Nam
muốn thành công thì phải nhờ Quốc tế Cộng sản: “Lần đầu tiên trong lịch sử,
Quốc tế Cộng sản đã chỉ rõ sự đoàn kết tất yếu, liên minh chiến đấu giữa giai
cấp vô sản và các dân tộc thuộc địa đang rên xiết dưới ách thống trị thực
__________
1. Trần Dân Tiên, Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch, Sđd, tr. 14.
2. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2011, t. 11, tr. 159.
3. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 11, tr. 163-164.
4. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 15, tr. 387.
683