Page 719 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 719
vẫn không khác thân phận của người dân mất nước, những người “không có tổ
quốc” ngay trên chính quê hương mình.
Người còn nói “Chúng ta đã hy sinh phấn đấu để giành độc lập… Chúng ta
tranh được tự do, độc lập rồi mà dân cứ chết đói, chết rét, thì tự do, độc lập cũng
không làm gì. Dân chỉ biết rõ giá trị của tự do, của độc lập khi mà dân được ăn
no, mặc đủ”. Có thể Hồ Chí Minh đã gặp gỡ, hoặc chí ít đã tiếp thu quan điểm
tiến bộ của Nho giáo. Sách Nho giáo dạy rằng “nhi dân dĩ thực vi thiên”, bởi thế
các bậc vua chúa phải cho người dân có được mức sống tối thiểu để “ngẩng lên
đủ phụng dưỡng cha mẹ, cúi xuống đủ nuôi sống vợ con” (sử ngưỡng túc dĩ sự
phụ mẫu, phủ cập, dĩ sức thê tử). Như thế có nghĩa là, người dân phải có “hằng
sản” (thu nhập ổn định) để đủ sống. Nếu nét mặt người dân có sắc đói thì đó là
trách nhiệm của kẻ cầm quyền. Song, nếu như Nho giáo chỉ đưa ra lời răn dạy,
chỉ giáo cho kẻ cầm quyền về trách nhiệm “nuôi dân” ở mức tối thiểu, thì Hồ
Chí Minh còn cảnh báo rằng chỉ với nền độc lập là chưa đủ, hoặc thậm chí là vô
nghĩa nếu như nhân dân chưa hết lầm than, đói khổ.
“Bao nhiêu quyền hạn đều của dân”, bởi vì như Hồ Chí Minh từng nói:
Pháp luật của ta là pháp luật thật sự dân chủ vì nó bảo vệ quyền tự do dân chủ
rộng rãi cho nhân dân lao động.
“Sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc là công việc của dân”, đó là Người
muốn nói đến vai trò, sứ mệnh lịch sử của nhân dân trong sự nghiệp cứu nước và
kiến thiết đất nước. Người từng khẳng định: “Cách mạng là sự nghiệp của quần
chúng, chứ không phải là sự nghiệp của cá nhân anh hùng nào. Thành công của
Đảng ta là ở nơi Đảng đã tổ chức và phát huy lực lượng cách mạng vô tận của
nhân dân”. Người cũng từng sử dụng minh triết của dân gian để nói về vai trò,
tầm quan trọng của nhân dân: “Dễ mười lần không dân cũng chịu, khó trăm lần
dân liệu cũng xong”. Đến đây có thể thấy, Hồ Chí Minh đã đặt niềm tin tuyệt
đối vào nhân dân. Niềm tin của Hồ Chí Minh hoàn toàn xa lạ với quan điểm chỉ
xem nhân dân là công cụ để thực hiện cách mạng xã hội, như đã từng xảy ra
trong các cuộc cách mạng tư sản ở châu Âu.
“Chính quyền từ xã đến Chính phủ Trung ương do dân cử ra” tức là chính
quyền của nhân dân lao động, khác với chính quyền của vua chúa, quý tộc và
chính quyền của giai cấp bóc lột. Người còn nói: “Bao giờ ở nông thôn nông dân
thực sự nắm chính quyền, nông dân được giải phóng thì mới là dân chủ thực sự”.
Trong sách kinh điển Nho giáo, các bậc tiên thánh thường khuyên nhà cầm
quyền phải “khoan thư sức dân”, “thương dân” song đó vẫn là thái độ của bề
trên, của người “chăn dân”, “cha mẹ dân” và chỉ dừng ở mức “thương dân” thôi.
Sách Đại Học của Tăng Sâm viết: “Dân chi sở hiếu, hiếu chi; dân chi sở ố, ố chi,
thử chi vị dân chi phụ mẫu” (Dân thích điều gì, người thích điều ấy; dân ghét
điều gì, người ghét điều ấy, thế mới là cha mẹ dân). Sách Trung Dung của Tử
717