Page 758 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 758
bản Yêu sách của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh đã không được Hội nghị
Versailles chấp nhận. Điều này đã bóc trần bộ mặt giả dối của chủ nghĩa thực
dân cũng như là Chương trình 14 điểm của Tổng thống Mỹ Woodrow Wilson.
Việc Hội nghị Versailles từ chối bản Yêu sách đã giúp cho Nguyễn Ái Quốc -
Hồ Chí Minh nhận ra rằng: “Những lời tuyên bố tự do của các nhà chính trị tư
bản trong lúc chiến tranh thật ra chỉ là những lời đường mật để lừa bịp các dân
1
tộc” . Nhưng quan trọng hơn là chính nhờ sự kiện này, Người đã nhận thức được
một cách rõ ràng hơn rằng: “Muốn được giải phóng, các dân tộc chỉ có thể trông
2
cậy vào mình, trông cậy vào lực lượng bản thân mình” . Có thể nói, đến đây Hồ
Chí Minh đã thực sự nhận ra vai trò của sức mạnh nội sinh của quốc gia dân tộc
trong công cuộc kháng chiến, đánh đuổi giặc ngoại xâm. Đây chính là cơ sở để
sau này hình thành nên tư tưởng đem sức ta mà giải phóng cho ta của Người.
Như vậy, trước khi tiếp xúc và tiếp thu lý luận cách mạng vô sản, Nguyễn Ái
Quốc - Hồ Chí Minh đã có bước phát triển rất lớn trong nhận thức về lực lượng
cốt yếu của một cuộc cách mạng giải phóng dân tộc. Đây cũng chính là điều
khác biệt của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh so với các bậc tiền bối như Phan
Bội Châu, Phan Chu Trinh trên hành trình tìm đường giải thoát dân tộc khỏi kiếp
ngựa, trâu. Nhận thức được phải phát huy được sức mạnh nội sinh của quốc gia
dân tộc, phải đem sức ta mà giải phóng cho ta đã giúp Người không ảo tưởng
vào sự “rủ lòng thương” của chủ nghĩa thực dân trong quá trình vận động tiến
hành cách mạng giải phóng dân tộc về sau, đặc biệt là sau khi đã tiếp thu lý luận
và phương pháp cách mạng vô sản.
Trên cơ sở của nhận thức “Muốn được giải phóng, các dân tộc chỉ có thể
trông cậy vào mình, trông cậy vào lực lượng bản thân mình” ấy, năm 1920, sau
khi đọc được bản Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và
vấn đề thuộc địa của Lênin, Hồ Chí Minh đã tìm thấy ở đó cái “cẩm nang” giải
phóng cho dân tộc Việt Nam. Trong bản Sơ thảo này, Lênin cho rằng: “Điều
quan trọng nhất trong chính sách của Quốc tế Cộng sản về vấn đề dân tộc và vấn
đề thuộc địa phải là làm cho vô sản và quần chúng lao động của tất cả các dân
tộc và tất cả các nước gần gũi nhau để tiến hành cuộc đấu tranh cách mạng
chung nhằm lật đổ bọn địa chủ và giai cấp tư sản. Bởi vì chỉ có sự gần gũi ấy
mới đảm bảo việc chiến thắng chủ nghĩa tư bản, nếu không có chiến thắng đó thì
3
không thể thủ tiêu được ách áp bức dân tộc và tình trạng bất bình đẳng” . Và
Lênin đã chỉ ra rằng, nhiệm vụ quan trọng của các đảng cộng sản là phải trực
tiếp ủng hộ phong trào cách mạng của các dân tộc thuộc địa. Ông cho rằng:
“Hiện giờ không thể chỉ đơn thuần thừa nhận hoặc tuyên bố rằng những người
__________
1. Trần Dân Tiên, Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch, Sđd, tr. 31.
2. Trần Dân Tiên, Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch, Sđd, tr. 31.
3. V.I. Lênin: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2006, t. 41, tr. 199.
756