Page 757 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 757

như cách mạng tư sản Anh (thế kỷ XVII), cách mạng Mỹ (1776), cách mạng tư
                      sản Pháp (1789), tìm hiểu về các khẩu hiệu tự do, bình đẳng và bác ái mà thực
                      dân Pháp đã rêu rao khi chúng đến xâm lược đất nước Việt Nam. Người nhận ra

                      rằng, các cuộc cách mạng ấy đều chưa đến nơi, vì cách mạng xong rồi mà quần
                      chúng nhân dân vẫn bị lao khổ, rằng khẩu hiệu tự do, bình đẳng và bác ái chỉ là
                      sự lừa bịp của chủ nghĩa thực dân. Người nhận thức được rằng ở đâu thì chủ
                      nghĩa thực dân cũng tàn ác như nhau, rằng trên thế giới này chỉ có hai loại người,
                      loại người đi áp bức thống trị và loại người bị áp bức, thống trị. Người cũng đã
                      nhận ra rằng, trên thế giới này chỉ có một thứ tình hữu ái, đó là tình hữu ái giữa
                      những người lao khổ, rằng ở Pháp cũng có người Pháp tốt và người Pháp thực
                      dân. Như vậy là bước đầu, Hồ Chí Minh đã nhận thức được đối tượng đấu tranh
                      của nhân dân Việt Nam là thực dân Pháp chứ không phải là toàn thể người Pháp,
                                                                                                    1
                      và phải đoàn kết với nhân dân các nước thuộc địa khác để cùng đấu tranh . Nhận
                      thức được như thế nhưng Người vẫn chưa biết phải làm gì để có thể giúp đồng
                      bào trong nước đấu tranh một cách có hiệu quả.

                            Năm 1919, sau khi cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất kết thúc, các nước
                      thắng trận đã tổ chức Hội nghị Versailles, Pháp để ký kết hòa ước lập lại trật tự
                      hòa bình thế giới. Trước thềm của Hội nghị này, ngày 8/1/1918, Tổng thống Mỹ
                      Woodrow Wilson đã đưa ra một bản Chương trình 14 điểm về việc lập lại hòa
                      bình thế giới với Quốc hội Mỹ, và bản đề nghị này được coi là quan điểm của
                      Mỹ ở Hội nghị Versailles. Trong 14 điểm ấy của Wilson, điểm thứ 5 yêu cầu:
                      “Điều chỉnh một cách tự do, công bằng quyền yêu sách của các thuộc địa, đặt
                      mối quan tâm tới quyền lợi của những người dân bị tác động ngang hàng với lợi
                                                                       2
                      ích của các chính phủ liên quan tới yêu sách”  và điểm thứ 14 yêu cầu: “Thành
                      lập một tổ chức của các quốc gia trên thế giới nhằm bảo vệ độc lập chính trị và
                                                                       3
                      toàn vẹn lãnh thổ cho các nước thành viên” . Chịu tác động của tuyên bố 14
                      điểm  ấy,  nhiều  đoàn  đại  biểu  của  các  dân  tộc  thuộc  địa  đã  đến  Hội  nghị
                      Versailles để đòi quyền độc lập, tự do. Trước tình hình đó, Nguyễn Ái Quốc -
                      Hồ Chí Minh đã liên lạc với các đoàn đại biểu của Trung Quốc, Triều Tiên,
                      Ailen,… để trao đổi ý kiến và thống nhất hành động. Tháng 6/1919, Người đã
                      quyết định thay mặt Hội những người Việt Nam yêu nước ở Pháp gửi đến Hội
                      nghị Versailles bản Yêu sách của nhân dân An Nam gồm 8 điểm, đòi các quyền
                                                                                              4
                      tự do, dân chủ cho nhân dân Việt Nam, ký tên là Nguyễn Ái Quốc . Tuy nhiên,
                      __________
                            1. Lê Văn Yên, Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh trên đường sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam,
                      Sđd, tr. 21-25.
                            2 .  Xem  Phạm  Thủy  Tiên,  Chương  trình  14  điểm  (Fourteen  Points),  theo  website
                      http://nghiencuuquocte.org/2015/03/27/chuong-trinh-14-diem/), ngày 16/4/2021.
                            3. Xem Phạm Thủy Tiên, Chương trình 14 điểm (Fourteen Points), Sđd.
                            4. Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Viện Lịch sử Đảng, Lịch sử Đảng Cộng sản Việt
                      Nam, tập I (1930-1954), quyển 1 (1930-1945), Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2018, tr. 68.


                                                               755
   752   753   754   755   756   757   758   759   760   761   762