Page 755 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 755

Bội Châu trong tác phẩm Sùng bái giai nhân cũng cho rằng: “... Từ khi đạo học
                      của Thánh hiền không sáng, nhân tài không như xưa, khí lực đã hèn, óc não lại
                      mỏng. Vua không biết nuôi dưỡng, thầy không biết dạy bảo. Vì thế mà người

                      đời như một hình gỗ, một tượng đất,... Thi thư trở thành cái làm cho người ta
                                                                           1
                      ngu dốt? Trung hiếu là vật gây nên mọi tai quái?” . Rồi ông tỏ ra hối hận khi đã
                      theo học đạo Nho, cho đó là: “Đáng tiếc là hồi đó mình chỉ vùi đầu vào lối hư
                                    2
                      văn khoa cử” . Trong con mắt của các sĩ phu nho giáo cấp tiến lúc đó, nền giáo
                      dục  nho học là  “thứ giây ác nghiệp để buộc  trói  thiên hạ  trong vòng  chuyên
                           3
                      chế” , chính vì thế, họ - những trí thức nho học đã tiến hành phê phán học thuyết
                      Nho giáo và dòng tư tưởng dân chủ tư sản đã trang bị cho họ những cơ sở lý
                      luận để họ tiến hành phê phán học thuyết Nho giáo đến tận gốc rễ của nó. Đồng
                      thời, các sĩ phu Nho học cấp tiến đã phát động một phong trào đấu tranh mới để
                      cứu nước dựa trên nền tảng thức hệ dân chủ tư sản. Với phương châm “Pháp -
                      Việt  đề  huề”,  “Khai  dân  trí,  chấn  dân  khí,  hậu  dân  sinh”  -  Phan  Chu  Trinh,
                      Huỳnh Thúc Kháng, Mai Lão Bạng, Đặng Tử Kính, Hoàng Tăng Bí,... đã phát

                      động phong trào Đông Kinh nghĩa thục với mong muốn học theo con đường duy
                      tân của vua Minh Trị ở Nhật Bản để làm cho đất nước giàu mạnh, tân tiến và
                      thoát khỏi vòng nô lệ. Cùng chí hướng ấy, Phan Bội Châu cũng đã phát động
                      phong trào Đông Du - xuất dương cầu học, đưa người sáng Nhật Bản để học tập,
                      trau dồi, đồng thời vận động quyên tiền mua sắm vũ khí để chuẩn bị cho một
                      cuộc vũ trang bạo động chống Pháp. Phong trào Duy Tân cũng đã được phát
                      động với phương châm “ỷ Pháp tự cường”, vận động thanh niên yêu nước tham
                      gia để chấn hưng đất nước. Song cuối cùng thì các phong trào này đều đã thất
                      bại bởi chính sách cai trị và đàn áp thẳng tay của thực dân Pháp.
                            Sinh ra và lớn lên ở Nghệ An - một vùng đất giàu truyền thống yêu nước và

                      cách mạng, một trong những trung tâm của các phong trào Cần Vương, Đông
                      Kinh nghĩa thục, Đông Du và Duy Tân nên Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh đã
                      sớm chịu ảnh hưởng của các phong trào này, vun bồi lòng yêu nước và ý chí
                      quật cường muốn giải phóng cho quốc gia dân tộc. Cùng với đó, lòng yêu nước
                      cháy bỏng của Hồ Chí Minh còn được vun đắp bởi truyền thống của gia đình.
                      Cha ông - cụ Nguyễn Sinh Sắc - một thầy đồ có giàu lòng yêu nước và nhân ái
                      đã lựa chọn bất hợp tác với Pháp và triều Nguyễn, không ra làm quan mà làm
                                                                                        4
                      thầy giáo dạy học để rèn rũa lòng tự tôn dân tộc cho thế hệ trẻ . Các anh, chị của
                      __________
                            1. Chương Thâu, Triều Dương, Nguyễn Đình Chú, Thơ văn yêu nước và cách mạng đầu thế
                      kỷ XX (1900-1930), Nxb. Văn học, Hà Nội, 1976, tr. 86-87.
                            2. Chương Thâu, Triều Dương, Nguyễn Đình Chú, Thơ văn yêu nước và cách mạng đầu thế
                      kỷ XX (1900-1930), Sđd, tr. 159.
                            3. Trúc Hà, Nhà Nho có lẽ chịu sầu?, Nam Phong tạp chí, số 130, tháng 6/1928, tr. 561.
                            4. Lê Văn Yên, Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh trên đường sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam,
                      Nxb. Lao động, Hà Nội, 2005, tr. 16.


                                                               753
   750   751   752   753   754   755   756   757   758   759   760