Page 756 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 756

Hồ Chí Minh như Bạch Liên nữ sĩ Nguyễn Thị Thanh, Cả Khiêm đều sớm tham
                      gia các phong trào yêu nước chống Pháp. Tiếp nối truyền thống của gia đình,
                      quê hương, với lòng yêu nước cháy bỏng, Hồ Chí Minh đã sớm tham gia vào

                      các hoạt động yêu nước chống Pháp. Trần Dân Tiên cho biết: “Khi Chủ tịch còn
                      là người thiếu niên mười lăm tuổi. Người thiếu niên ấy đã sớm hiểu biết và rất
                      đau xót trước cảnh thống khổ của đồng bào. Lúc bấy giờ, anh đã có chí đuổi
                      thực dân Pháp, giải phóng đồng bào. Anh đã tham gia công tác bí mật, nhận
                                          1
                      công việc liên lạc” . Năm 1908, Hồ Chí Minh cùng với một nhóm học sinh, sinh
                      viên của trường Quốc học Huế đã tham gia vào phong trào kháng thuế ở Trung
                         2
                      Kỳ  - một phong trào đấu tranh theo con đường dân chủ tư sản do các sĩ phu yêu
                      nước cấp tiến tổ chức. Các phong trào yêu nước, chống Pháp mà Hồ Chí Minh
                      tham gia đều đã bị thực dân Pháp đàn áp thẳng tay, điều này giúp Người nhận
                      thức được rõ hơn bản chất tàn ác của thực dân Pháp và đồng thời dần nhận thức
                      được  sức  mạnh  của  quần  chúng  khi  được  tổ  chức.  Cũng  nhờ  trải  qua  những
                      phong trào đấu tranh này mà Người cảm nhận được có điều gì đó còn chưa đúng

                      trong các con đường, cách thức cứu nước của các bậc tiền bối lúc ấy. Người cho
                      rằng: “Cụ Phan Chu Trinh chỉ  yêu cầu người Pháp thực hiện cải lương.  Anh
                      nhận điều đó là sai lầm, chẳng khác gì đến xin giặc rủ lòng thương. Cụ Phan Bội
                      Châu hy vọng Nhật giúp đỡ để đuổi Pháp. Điều đó rất nguy hiểm, chẳng khác gì
                      “đưa hổ cửa trước, rước beo cửa sau. Cụ Hoàng Hoa Thám còn thực tế hơn, vì
                      trực tiếp đấu tranh chống Pháp. Nhưng theo lời người ta kể thì Cụ còn nặng cốt
                                         3
                      cách phong kiến” . Do đó, dù “Khâm phục các cụ Phan Đình Phùng, Hoàng Hoa
                      Thám,  Phan  Chu  Trinh và Phan  Bội  Châu nhưng không hoàn  toàn  tán thành
                                                      4
                      cách làm của một người nào”  và Người đã quyết định lựa chọn cho mình một
                      hướng đi mới để tìm đường giải thoát cho quốc gia dân tộc. Người nói: “Tôi

                      muốn đi ra ngoài, xem nước Pháp và các nước khác. Sau khi xem họ làm thế nào,
                                                              5
                      tôi sẽ trở về giúp đồng bào chúng ta” . Với quyết tâm ấy, năm 1911, từ Sài Gòn
                      (nay  là  Thành  phố  Hồ  Chí  Minh),  Người  đã  ra  đi  tìm  đường  cứu  nước,  tìm
                      đường để có thể khơi lại mạch nguồn nội sinh của quốc gia dân tộc.
                            Trong khoảng thời gian từ năm 1911 đến năm 1919, Hồ Chí Minh đã đi và
                      đến nhiều quốc gia, châu lục, tận mắt chứng kiến đời sống lao khổ của nhân dân
                      các nước thuộc địa và phụ thuộc dưới ách cai trị của chủ nghĩa thực dân. Cũng
                      trong quá trình này, Người đã tìm hiểu về các cuộc cách mạng dân chủ tư sản
                      __________
                            1. Trần Dân Tiên, Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch, Nxb. Sự thật, Hà Nội,
                      1986, tr.13.
                            2. Lê Văn Yên, Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh trên đường sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam,
                      Sđd, tr. 16.
                            3. Trần Dân Tiên, Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch, Sđd, tr. 13.
                            4. Trần Dân Tiên, Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch, Sđd, tr. 13.
                            5. Trần Dân Tiên, Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch, Sđd, tr. 14.


                                                               754
   751   752   753   754   755   756   757   758   759   760   761