Page 754 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 754

trì sự thống trị lâu dài của người Pháp ở Đông Dương. Do đó, Chính phủ Pháp
                      đã cử J. Patenôtre đến thương nghị với nhà Nguyễn để ký kết một hiệp ước mới.
                      Trước sức ép của Pháp, ngày 6/6/1884, Hiệp ước Giáp Thân (còn gọi là Hiệp

                      ước Patenôtre) với 19 điều khoản đã được ký kết giữa nhà Nguyễn với đại diện
                      của Chính phủ Pháp là J. Patenôtre. Và “Theo Hiệp ước này, nước Việt Nam
                      thừa nhận sự bảo hộ của nước Pháp, Pháp là nước sẽ thay mặt Việt Nam trong
                      mọi việc giao thiệp với ngoại quốc và bảo hộ người Việt Nam ở nước ngoài; các
                      tỉnh nằm trong giới hạn từ giáp Nam Kỳ đến giáp Ninh Bình, các quan lại triều
                      đình sẽ tiếp tục cai trị như cũ, trừ các việc thương chính, công chính cùng các
                                                                                                           1
                      việc cần có chủ trương nhất trí, hay cần có kỹ sư Pháp hay người châu Âu giúp” .
                      Việc ký kết Hiệp ước Giáp Thân đã làm dấy lên một phong trào đấu tranh phản
                      kháng mạnh mẽ của nhân dân Việt Nam nhằm phản đối thái độ đớn hèn của nhà
                      Nguyễn, chống lại hành vi xâm lược của thực dân Pháp. Các cuộc khởi nghĩa
                      bùng phát ở khắp nơi nhằm chống lại cả nhà Nguyễn và thực dân Pháp. Phong
                      trào Cần Vương đã được vua Hàm Nghi - một vị vua có tinh thần yêu nước của

                      nhà Nguyễn - cùng với Tôn Thất Thuyết phát động để kháng Pháp. Hưởng ứng
                      phong trào này, hàng loạt các cuộc khởi nghĩa lớn đã bùng nổ như: Khởi nghĩa
                      của Ngô Quang Bích ở Hưng Hóa (Phú Thọ) và lan rộng ra vùng Tây Bắc; Khởi
                      nghĩa  Bãi  Sậy  của  Đinh  Gia  Quế,  Nguyễn  Thiện  Thuật,  Nguyễn  Thiện  Kế,
                      Nguyễn Đức Hiệu (Đốc Tít) ở vùng châu thổ Bắc Kỳ và Đông Bắc; Khởi nghĩa
                      Ba Đình của Phạm Bành và Đinh Công Tráng, khởi nghĩa của Cầm Bá Thước ở
                      Thanh Hóa; Khởi nghĩa Hương Khê của Phan Đình Phùng và Cao Thắng; Khởi
                      nghĩa  Trần  Văn  Dư ở  Quảng  Nam;  Khởi  nghĩa  của  Lê  Trung  Đình  ở  Quảng
                      Ngãi; Khởi nghĩa của Đào Doãn Dịch, Mai Xuân Thưởng, Bùi Điền,… ở Bình
                      Định; Khởi nghĩa của Lê Thành Phương, Võ Trứ, Trần Cao Vân ở Phú Yên;…

                      Song, cuối cùng thì các cuộc khởi nghĩa nằm trong phong trào Cần Vương đều
                      bị thực dân Pháp đàn áp đẫm máu. Cùng với đó, một số cuộc khởi nghĩa khác,
                      giương cờ “chống cả Triều lẫn Tây” như cuộc khởi nghĩa Yên Thế do Hoàng
                      Hoa Thám lãnh đạo cũng dần đi vào bế tắc và thất bại.
                            Đứng trước thất bại của các cuộc khởi nghĩa đó, các sĩ phu Nho học yêu
                      nước cấp tiến cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX của Việt Nam đã tự kiểm điểm lại
                      và họ cho rằng nguyên nhân của sự thất bại là do sự lỗi thời của ý thức hệ Nho
                      giáo. Họ cho rằng: “Chữ nho quả là một cái hàng rào hiểm chắn ngang đường
                      văn minh, làm cho kẻ đi học mỏi lưng, tốn cơm gạo mới dùng được chữ. Khi
                      dùng được chữ thì trán đã nhăn, lưng đã còng: vì nỗi dùi mài một đời học các
                      điều cao xa quá. Chữ thẩm, chữ hại, làm cho ai mó đến thì phải quên cả việc
                                                                                                    2
                      thường đời nay, để học việc đời xưa, đời xưa thực chết rồi! Thực xa rồi!” . Phan

                      __________
                            1. Võ Kim Cương (chủ biên), Lịch sử Việt Nam, Sđd, tr. 217.
                            2. Đăng cổ tùng báo, số ra ngày 28/3/1907, tr. 2.


                                                               752
   749   750   751   752   753   754   755   756   757   758   759