Page 788 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 788
Vậy là Nguyễn Tất Thành rời London về Pháp, sau khi nói với một người
bạn: “Nước Pháp đang có chiến tranh, tôi đi xem đây!”.
Đến Paris, Nguyễn Tất Thành ở nhà Phan Văn Trường và thường xuyên
gặp gỡ, bàn bạc với cụ Phan Chu Trinh cùng những đồng bào yêu nước. Buổi
sáng đi làm kiếm tiền, buổi chiều vào thư viện hoặc dự những cuộc nói chuyện
chính trị, buổi tối dự mit tinh ở Paris và làm quen với nhiều nhà chính trị Pháp.
Tình hình thế giới chuyển biến nhanh chóng. Nước Pháp căng thẳng vì mâu
thuẫn giữa phe cách mạng phản đối chiến tranh bảo vệ hòa bình với phe phản
cách mạng trong Đảng Xã hội, trong khi binh lính Pháp gục ngã trên khắp chiến
trường, dội về Paris tin tức ác liệt, chết chóc.
Cách mạng Tháng Mười Nga tác động mạnh mẽ vào nội bộ Đảng Xã hội
Pháp, làm phân hóa nội bộ có lợi cho phe cách mạng, tạo một chỗ dựa cho
Nguyễn Tất Thành khi tham gia Đảng Xã hội.
Chiến tranh thế giới lần thứ nhất kết thúc. Hội nghị hòa bình Versailles sẽ
diễn ra vào tháng 6/1919 với các đoàn đại biểu của các nước thắng trận và bại
trận, đồng thời cũng có nhiều đoàn đại biểu của các dân tộc bị áp bức đến dự.
Nguyễn Tất Thành, với tên mới xuất hiện lần đầu tiên là Nguyễn Ái Quốc, đã
thay mặt Hội những yêu nước người Việt Nam tại Pháp gửi bản Yêu sách của
nhân dân An Nam gồm 8 điểm tới Hội nghị Versailles.
3. Những thu hoạch đầu tiên ở trời Tây
Những ngày đầu thâm nhập vào thực tiễn xã hội nước Pháp và các nước
thuộc địa Pháp, Nguyễn Tất Thành đã có nhận xét: Ở Pháp cũng có những người
nghèo khổ như ở Việt Nam, những người Pháp phần nhiều là tốt. Song những
tên thực dân là những tên hung ác, vô nhân đạo… Và phát hiện của Nguyễn Tất
Thành ở nước Mỹ: “Ánh sáng trên đầu thần Tự Do tỏa rộng khắp trời xanh, còn
dưới chân tượng thần Tự Do thì người da đen bị chà đạp, số phận người phụ nữ
bị chà đạp…”. Sau này, Người đã khái quát thành một chân lý: “Ở trên đời này
1
chỉ có hai giống người: giống người bóc lột và giống người bị bóc lột” .
Rồi khi chiến tranh thế giới lần thứ nhất bùng nổ, những diễn biến dồn dập
của thế giới càng làm sôi sục trong tâm can Nguyễn Tất Thành nỗi lo cứu nước.
Toàn bộ những hiểu biết tình hình thế giới diễn biến phức tạp, những trải
nghiệm cuộc sống trong nước và trên xứ người mấy năm qua, liên hệ với thực
tiễn đất nước còn nằm trong xích xiềng nô lệ đã được đúc kết trong bản Yêu
sách của nhân dân An Nam gửi tới Hội nghị hòa bình Versailles cháy bỏng khát
khao tự do độc lập cho Tổ quốc.
Giữa bầu không khí chính trị sôi động ở Paris, Nguyễn Tất Thành-Nguyễn
Ái Quốc sau khi trình bản Yêu sách tại hội nghị Versailles đã được đọc trên báo
__________
1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 1, tr. 287.
786