Page 790 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 790

thực tiễn vào chương trình Nghị sự của Đại hội V Quốc tế Cộng sản trong nhiều
                      phiên họp và đã được Đại hội nhiệt liệt hoan nghênh.
                            Sau đó, Nguyễn Ái Quốc tiếp tục chuẩn bị hành trang để về giúp dân, cứu

                      nước. Đường về nước sẽ thông qua Trung Quốc. Dù có nhiều khó khăn, cuối
                      cùng  Nguyễn  Ái  Quốc  cũng sắp  xếp  được  chuyến  đi  với lộ phí  của  Quốc tế
                      Cộng sản, còn đến nơi phải tự lo liệu, với tên mới là Lý Thụy. Ngày 11/11/1924,
                      Nguyễn Ái Quốc tới Quảng Châu (Trung Quốc).
                            Tháng 6/1925, Nguyễn Ái Quốc tổ chức Hội Việt Nam Cách mạng Thanh
                      niên, tập hợp số thanh niên Việt Nam yêu nước ở hải ngoại. Đây là tổ chức cách
                      mạng để chuẩn bị tư tưởng, chính trị và tổ chức, đào tạo đội ngũ đảng viên cán
                      bộ, tuyên truyền cách mạng giải phóng dân tộc và truyền bá chủ nghĩa Mác-
                      Lênin cho việc ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam sau này. Ngày 21/6/1925,
                      báo Thanh niên, cơ quan ngôn luận của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên
                      do Nguyễn Ái Quốc chủ trì cùng các đồng chí Lê Hồng Sơn, Hồ Tùng Mậu, Lê
                      Duy Điếm, ra số đầu tiên. Cùng thời gian này, ở Paris đã xuất bản quyển sách

                      Bản án chế độ thực dân Pháp của Nguyễn Ái Quốc làm chấn động chính giới
                      Pháp. Tác phẩm đã lột trần bản chất vô nhân đạo của chủ nghĩa đế quốc thực
                      dân Pháp và chỉ ra con đường phá bỏ xích xiềng nô lệ cho các dân tộc thuộc địa
                      trên thế giới. Đặc biệt quan trọng là đầu năm 1927, Hội Liên hiệp các dân tộc bị
                      áp bức xuất bản tác phẩm Đường Kách mệnh gồm những bài giảng của Nguyễn
                      Ái Quốc trong các lớp huấn luyện chính trị ở Quảng Châu. Đây chính là bản
                      Cương lĩnh chính trị đầu tiên dẫn dắt cách mạng Việt Nam.
                            Đường về Tổ quốc càng gần, càng quanh co, khúc khuỷu và đầy rẫy chông
                      gai. Bọn mật thám Pháp có mặt khắp nơi ở Quảng Châu, còn phối hợp với mật
                      vụ Anh giăng bẫy truy lùng những người Việt Nam  yêu nước, nhất là những

                      người cộng sản.
                            Vào tháng 4/1927, Tưởng Giới Thạch phản bội đường lối cách mạng “Thân
                      Nga, liên Cộng, phù trợ công nông” của Tôn Trung Sơn vừa mới mất. Nguyễn
                      Ái  Quốc  được  tin  báo  sẽ  bị  nhà  cầm  quyền  Tưởng  bắt  nên  đã  bí  mật  nhanh
                      chóng rời Quảng Châu đi Hồng Kông. Nhưng Sở mật thám Anh buộc phải đi
                      khỏi Hồng Kông trong 24 giờ. Vì vậy, Nguyễn Ái Quốc phải trở lại Thượng Hải
                      rồi đi Vladivostok để trở lại Nga.
                            Những ngày ở Nga, Nguyễn Ái Quốc vô cùng sốt ruột, Người viết nhiều
                      thư cho Ban Chấp hành Quốc tế Nông dân, rồi Ban Phương Đông của Quốc tế
                      Cộng sản mà không được trả lời: “Hiện nay, tôi ở trong hoàn cảnh khó khăn
                      không chịu nỗi… Vậy tôi xin các đồng chí cho tôi càng sớm càng tốt những chỉ
                                                                                                   1
                      thị chính xác về điều mà tôi phải làm và bao giờ thì tôi có thể lên đường” .
                            Ngày  25/4/1928,  Nguyễn  Ái  Quốc  nhận  được  quyết  định  của  Ban  Chấp
                      __________
                            1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 2, tr. 355.


                                                               788
   785   786   787   788   789   790   791   792   793   794   795