Page 517 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 517
Phần thứ hai: T I NĂNG QUÂN SỰ XUẤT CHÚNG, CỐNG HIẾN ĐẶC BIỆT XUẤT SẮC...
Pháp và phát xít Nhật, hoàn thành sự nghiệp giành độc lập, tự do và bảo
toàn lãnh thổ cho nước Việt Nam. Thành lập nước cộng hòa Việt Nam của
dân, do dân, vì dân theo đúng tinh thần của chủ nghĩa Tam dân, giúp Trung
Hoa thực hiện đường lối kháng chiến và tái thiết nước nhà trên cơ sở nguyên
1
tắc tương trợ Việt - Trung” .
Hồ Học Lãm, Phan Bội Công, Võ Nguyên Giáp, Phạm Văn Đồng... được
cử vào Ban Chấp hành Trung ương Hội và các ban trực thuộc như Ban
Chính vụ, Ban Quân sự... Nhờ vậy, đồng chí Võ Nguyên Giáp lấy danh nghĩa
là người trong tổ chức Việt Nam giải phóng đồng minh để giao thiệp với một
số nhân vật của Việt Nam quốc dân Đảng, đặc biệt là với Lý Tế Thâm để tìm
hiểu rõ thêm về mục đích “Hoa quân nhập Việt”, từ đó tham mưu kịp thời
cho Bác Hồ ra chủ trương phù hợp, có lợi cho cách mạng Việt Nam .
2
Ba là, tiếp xúc và trở thành trợ lý đắc lực của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc,
tham gia biên soạn tài liệu, tổ chức huấn luyện cán bộ.
Cuộc tiếp xúc giữa Võ Nguyên Giáp và Nguyễn Ái Quốc tại Thúy Hồ đầu
tháng 6/1940 là cuộc gặp lịch sử giữa hai con người vĩ đại, hai tài năng xuất
chúng của cách mạng Việt Nam, nên ngay từ đầu đã có sự đồng cảm, gần
gũi, chân tình, gắn bó. Từ thời khắc đó, Nguyễn Ái Quốc là người thầy có
ảnh hưởng to lớn trong cuộc đời và sự nghiệp của Võ Nguyên Giáp; còn
Võ Nguyên Giáp may mắn được làm việc bên cạnh, có điều kiện học tập, trau
dồi, trưởng thành và được Người tin tưởng, trao nhiều trọng trách về quân
sự, chính trị, ngoại giao...
Trong cuộc gặp hôm đó, Nguyễn Ái Quốc hỏi Võ Nguyên Giáp về tình hình
cách mạng trong nước, Mặt trận Dân chủ; khẳng định việc đồng chí sang đây
hoạt động là đáp ứng yêu cầu cách mạng đang cần; nói về cuộc chiến tranh
chống Nhật của Trung Quốc, thái độ hai mặt của Tưởng Giới Thạch trong việc
hợp tác với Đảng Cộng sản Trung Quốc chống Nhật; về mưu đồ “Hoa quân
nhập Việt” của bọn Tưởng và toan tính của bọn Việt Nam Quốc dân Đảng
3
_______________
1. King C. Chen: Vietnam and China (1938-1954), Princeton University, Press Princeton, New
York, 1969, p.33.
2. Xem Võ Nguyên Giáp - Tiểu sử, Sđd, tr. 100-103.
3. Đây là tổ chức chính trị phản động của Vũ Hồng Khanh, lợi dụng danh nghĩa Việt Nam
Quốc dân Đảng của Nguyễn Thái Học để đầu cơ cách mạng, làm tay sai cho Tưởng Giới Thạch.
515