Page 514 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 514
ĐẠI TƯỚNG, TỔNG TƯ LỆNH VÕ NGUYÊN GIÁP - MỘT T I NĂNG QUÂN SỰ XUẤT CHÚNG...
chí tham gia các cuộc rải truyền đơn từ Hồ Khẩu đến Côn Minh. Từ giữa
tháng 5/1940, nhiều truyền đơn được chuyển đến các nhà ga, rồi từ đó
chuyển đến các địa điểm nhỏ hơn. Nội dung truyền đơn tập trung vạch mặt
thực dân Pháp cấu kết với phát xít Nhật, vận động đoàn kết ủng hộ Trung
Quốc kháng chiến chống Nhật.
Sau khi Hội Giải phóng ra đời tại Tĩnh Tây , các hoạt động hợp pháp của
1
ta được tăng cường. Võ Nguyên Giáp và một số đồng chí khác tiến hành xuất
bản báo Giải phóng, phát hành tại một số địa phương ở miền Nam Trung
Quốc và còn gửi về nước . Thông qua báo Giải phóng và hoạt động của Hội
2
Giải phóng, bộ mặt thật của những kẻ giả danh cách mạng bị vạch trần. Bên
cạnh đó, đồng chí Võ Nguyên Giáp cùng với Bác Hồ tích cực viết bài cho tờ
Cứu vong nhật báo ở Trung Quốc tố cáo tội ác thực dân Pháp - phát xít
3
Nhật, ca ngợi tình đoàn kết hữu nghị Việt - Trung trong cuộc đấu tranh
chống phát xít, tạo nên diễn đàn ủng hộ cách mạng Việt Nam, phản đối
Pháp, Nhật xâm lược.
Sau khi Nguyễn Ái Quốc về Pác Bó - Cao Bằng, đồng chí Võ Nguyên Giáp
ở lại Tĩnh Tây có qua lại Pác Bó, được Người tin tưởng phân công viết bài cho
báo Việt Nam Độc lập, đóng góp đáng kể vào các chuyên mục công tác tự vệ,
công tác phụ nữ, tội ác của giặc Nhật - Pháp của báo này. Trong đó, đáng
chú ý có bài “Chị em phụ nữ phải đoàn kết lại!” được viết theo sự phân công
của Bác Hồ đảm bảo yêu cầu “đúng một trăm chữ, viết hơn thì không có chỗ
đăng đâu” . Sau đó, đồng chí có nhiều bài viết phục vụ chủ trương của Đảng
4
ta phát động phong trào ủng hộ Liên Xô, tuyên truyền, ca ngợi tinh thần
chiến đấu anh dũng của Hồng quân Liên Xô.
_______________
1. Hội Giải phóng là tên gọi tắt của Hội Việt Nam độc lập giải phóng đồng minh ra đời tháng
4/1941 trên cơ sở hợp nhất Hội Việt Nam độc lập đồng minh và Hội Việt Nam dân tộc giải phóng,
nhằm hạn chế sự phá hoại của bọn giả danh cách mạng.
2. Trong tác phẩm Những chặng đường lịch sử, Võ Nguyên Giáp kể: “Thời gian qua ở Tĩnh
Tây, chúng tôi cũng ra báo. Cũng chỉ là báo in thạch, nhưng giấy sẵn, khuôn khổ tờ báo rộng, bài
viết thoải mái chứ không bị hạn chế...”. Đến nay, những tờ báo này vẫn chưa sưu tầm, tìm lại được.
3. Cứu vong nhật báo là một tờ báo do Đảng Cộng sản Trung Quốc lãnh đạo thời kỳ kháng chiến
chống phát xít Nhật, sáng lập ở Thượng Hải tháng 8/1937, sau dời về Quảng Châu, ra mắt đầu năm
1938. Mùa thu năm 1938 dời về Quế Lâm, ra lại vào ngày 10/1/1939. Ngày 28/2/1941, bị đình chỉ hoạt
động. Ở Quế Lâm, Tòa soạn báo đặt tại nhà số 12 đường Thái Bình, thành phố Quế Lâm.
4. Đại tướng Võ Nguyên Giáp: Những chặng đường lịch sử, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật,
Hà Nội, 2018, tr. 47.
512