Page 515 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 515
Phần thứ hai: T I NĂNG QUÂN SỰ XUẤT CHÚNG, CỐNG HIẾN ĐẶC BIỆT XUẤT SẮC...
Hai là, tham gia một số tổ chức, kết nối các mối quan hệ, tăng sự hiểu
biết, tạo điều kiện thuận lợi cho cách mạng Việt Nam.
Trong thời gian ở Biện sự xứ của Bát lộ quân Quý Dương chờ xe đi Diên
An học tập, Võ Nguyên Giáp tranh thủ thời gian trau dồi kiến thức quân sự,
tìm hiểu một số tác phẩm của Mao Trạch Đông, như: Cuộc chiến đấu trên
dãy núi Tĩnh Cương (1928), Chiến tranh du kích (1937), Những vấn đề chiến
lược trong chiến tranh chống Nhật (1938)... Qua đó, đồng chí hiểu hơn về
chủ trương của Mao Trạch Đông và quân đội cách mạng Trung Quốc, liên hệ
với thực tiễn cách mạng Việt Nam.
Thời gian hoạt động ở Trung Quốc, đồng chí Võ Nguyên Giáp gặp ông Hồ
Học Lãm , được Hồ Học Lãm giới thiệu với Lý Tế Thâm (Chủ nhiệm Tây
1
Nam hành dinh của Tưởng Giới Thạch), rồi thông qua Lý Tế Thâm mà quan
hệ với Quốc dân Đảng, tận dụng những điều có lợi cho ta, thậm chí là “lợi
dụng nó để có thể mượn xe cộ đi về biên giới cho dễ dàng” . Từ tháng
2
10/1940, khi Bác Hồ thành lập Biện sự xứ hải ngoại (Văn phòng làm việc)
của Hội Việt Nam độc lập đồng minh tại Quế Lâm, do đồng chí Phạm Văn
3
Đồng (bí danh Lâm Bá Kiệt) làm Phó chủ nhiệm, mời ông Hồ Học Lãm làm
Chủ nhiệm văn phòng, thực chất là để tận dụng giao tiếp với Lý Tế Thâm .
4
Đồng chí Võ Nguyên Giáp tích cực tham gia vào các tổ chức, có nhiều hoạt
động, mở rộng các mối quan hệ, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các đồng chí
ta hoạt động trên đất Trung Quốc lúc bấy giờ và phục vụ lâu dài cho cách
mạng Việt Nam. Ngày 8/12/1940 tại Quế Lâm, Bác Hồ thành lập Hội Công
_______________
1. Hồ Học Lãm (còn có tên là Hồ Xuân Lan, 1884-1943), sinh tại làng Quỳnh Đôi, huyện
Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An, trong một gia đình có truyền thống yêu nước và hiếu học. Hồ Học Lãm
là một chí sĩ yêu nước có vai trò lịch sử rất quan trọng trong phong trào cách mạng Việt Nam nửa
đầu thế kỷ XX.
2. Võ Nguyên Giáp: Chủ tịch Hồ Chí Minh - người Cha của Quân đội nhân dân Việt Nam,
trong Hồ Chí Minh hồi ký, Nxb. Văn hóa dân tộc, Hà Nội, 2000, tr. 245.
3. Đây là tổ chức chính trị chống đế quốc của người Việt Nam được thành lập từ năm 1936
tại Nam Kinh; năm 1940 khi về hoạt động ở Quế Lâm, Bác Hồ đã khéo léo tận dụng tổ chức này
vào mục đích cách mạng của ta.
4. Lý Tế Thâm (1886-1959) là một nhà quân sự và chính khách Trung Quốc, từng là Tư lệnh
Quân đoàn 4 Trung Hoa dân quốc, Tỉnh trưởng Quảng Đông, Ủy viên Ủy ban Quân sự và Quyền
Hiệu trưởng Trường Quân sự Hoàng Phố. Sau khi chống đối Tưởng Giới Thạch, bị trục xuất khỏi
Quốc dân Đảng, gia nhập Đảng Cộng sản.
513