Page 516 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 516
ĐẠI TƯỚNG, TỔNG TƯ LỆNH VÕ NGUYÊN GIÁP - MỘT T I NĂNG QUÂN SỰ XUẤT CHÚNG...
tác văn hóa Việt - Trung tạo diễn đàn cho các đồng chí cách mạng ta, trong
đó có Võ Nguyên Giáp đẩy mạnh tuyên truyền về cách mạng Việt Nam, tận
dụng quan hệ Trung - Việt và một số vấn đề quốc tế; kêu gọi các lực lượng
tiến bộ quốc tế và Trung Quốc ủng hộ cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của
1
Việt Nam .
Sau khi thành lập Hội Việt Nam dân tộc giải phóng ủy viên tại Tĩnh
2
Tây, Trương Bội Công cử Nguyễn Hải Thần (thành viên ban lãnh đạo Hội)
3
4
đến Quế Lâm hoạt động tiếp trợ. Ngay lúc đó, Võ Nguyên Giáp tìm cách
thương thuyết với Trương Bội Công để mình “hộ tống” Nguyễn Hải Thần đến
Quế Lâm. Thực chất là tranh thủ thời gian đi đường mà vận động Nguyễn
Hải Thần tham gia Hội Việt Nam độc lập đồng minh. Đó là việc làm khôn
khéo tạo tiền đề thuận lợi hợp nhất Hội Việt Nam độc lập đồng minh với Hội
Việt Nam dân tộc giải phóng ủy viên để thành lập Hội Việt Nam dân tộc giải
phóng đồng minh (gọi tắt là Hội Giải phóng) vào tháng 4/1941 tại Tĩnh Tây
5
nhằm hạn chế sự phá hoại của bọn giả danh cách mạng trong Hội Việt Nam
dân tộc giải phóng ủy viên.
Hội Giải phóng thông qua cương lĩnh có nội dung không những làm vừa
lòng Quốc dân Đảng Trung Hoa mà còn tạo thêm thế hợp pháp cho các đồng
chí ta. Cương lĩnh viết: “Đoàn kết với mọi người đối xử bình đẳng với chúng
tôi, đặc biệt là đoàn kết với nhân dân Trung Hoa nhằm đánh bại thực dân
_______________
1. 黄铮:《胡志明与中国》,北京:解放军出版社,1987年, 第68页 (Hoàng Tranh: Hồ Chí Minh
với Trung Quốc, Sđd, tr. 68).
2. Để chuẩn bị cho kế hoạch “Hoa quân nhập Việt”, dựa vào sự giúp đỡ của chính quyền
Tưởng, một số người Việt Nam trong các tổ chức Phục quốc, Việt quốc lưu vong ở Trung Quốc
tuyên bố thành lập tổ chức Hội Việt Nam dân tộc giải phóng ủy viên vào năm 1940 do Trương
Bội Công đứng đầu để lôi kéo, lừa bịp người Việt Nam ở Nam Trung Quốc, xin viện trợ của Đồng
minh, làm tình báo cho quân đội Tưởng Giới Thạch khi “Hoa quân nhập Việt”.
3. Trương Bội Công (1900-1945) là người Việt Nam trốn sang Trung Quốc sau khi khởi
nghĩa Yên Bái năm 1930 thất bại, gia nhập quân đội Quốc dân Đảng Trung Quốc.
4. Nguyễn Hải Thần (1879-1955) quê tỉnh Hà Đông (nay thuộc quận Hà Đông, thành phố
Hà Nội), tham gia trong phong trào yêu nước của Phan Bội Châu, tản cư sang Trung Quốc; sau
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 về nước tranh ghế trong Chính phủ, được Hồ Chí Minh giao
cho chức Phó Chủ tịch Chính phủ Liên hiệp lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
5. 黄国安,萧德浩,杨立冰:近代中越关系史资料选编,广西人民出版社,1988,下册,第845-
846页 (Hoàng Quốc An, Tiêu Đức Hạo, Dương Lập Băng: Tuyển biên tư liệu lịch sử quan hệ
Trung - Việt thời cận đại, Nxb. Nhân dân Quảng Tây, 1988, quyển hạ, tr. 845-846).
514