Page 512 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 512
ĐẠI TƯỚNG, TỔNG TƯ LỆNH VÕ NGUYÊN GIÁP - MỘT T I NĂNG QUÂN SỰ XUẤT CHÚNG...
kết hợp nhiều lần qua lại Pác Bó (Cao Bằng, Việt Nam) cho đến cuối tháng
11/1941 thì chuyển hẳn về nước hoạt động theo yêu cầu của Người .
1
2. Những hoạt động chủ yếu
Trong thời gian ở Trung Quốc, đồng chí Võ Nguyên Giáp tiến hành
những hoạt động chủ yếu sau đây:
Một là, xâm nhập thực tiễn nắm bắt tình hình, tham gia hoạt động báo
chí, tuyên truyền, vận động cách mạng, vạch trần tội ác của giặc.
Sở dĩ lúc bấy giờ các đồng chí cách mạng Việt Nam tập trung về hoạt động
ở Côn Minh vì nơi đây là thủ phủ của tỉnh Vân Nam, đồng thời là hậu phương
kháng chiến chống Nhật ở phía Tây Nam Trung Quốc trong bối cảnh Quốc -
Cộng hợp tác, có không khí kháng Nhật khá sôi nổi. Nhân dân nhiều nơi từ
Quảng Châu, Thượng Hải, Nam Kinh, Bắc Kinh... kéo về đây sinh sống, làm
ăn rất sôi động. Kiều bào Việt Nam ở Côn Minh cũng khá đông, tập trung ở
phố Kim Bích, làm nhiều nghề nhưng chủ yếu là kim hoàn, dịch vụ ăn uống
và may mặc. Tại đây, các đồng chí ta nhận được sự giúp đỡ của Đảng Cộng
sản Trung Quốc về trụ sở, sách báo, đầu mối giao thông liên lạc... và được kiều
bào yêu nước che chở, tạo điều kiện thuận lợi, gây dựng nhiều cơ sở hoạt động
bí mật. Điển hình như hiệu cắt tóc của Hoàng Quang Bình tại Chỉ Thôn (một
ga thuộc tuyến đường sắt của Công ty Việt Điền, xã Xì Xuyên, huyện Mông
Tự, tỉnh Vân Nam) là điểm hoạt động cách mạng bí mật của ta; nhà ông Tống
Minh Phương đã dành riêng gác 2 cho Bác Hồ ở hoạt động .
2
Đặc biệt hơn, ở Côn Minh có Chi bộ Vân Quý và có trụ sở Ban Chỉ huy ở ngoài
3
_______________
1. Khảo sát tài liệu tiếng Việt và tiếng Trung, chúng tôi mới thấy những địa điểm nêu trên.
Ngoài ra, cũng có tài liệu Việt Nam nêu địa điểm Liễu Châu, nhưng chúng tôi chưa tìm đủ căn cứ
nên không đưa vào bài viết này. Mong bạn đọc tiếp tục khảo cứu, bổ sung những địa điểm khác.
2. Xem Võ Nguyên Giáp - Tiểu sử, Sđd, tr. 97.
3. Đầu năm 1932, vì không còn Ban Chấp hành Trung ương nên Quốc tế Cộng sản cử đồng
chí Hà Huy Tập mang Nghị quyết của Đông phương bộ Quốc tế Cộng sản về việc thành lập Ban
Chỉ huy ở ngoài Đảng Cộng sản Đông Dương đến Trung Quốc truyền đạt và cùng đồng chí Lê
Hồng Phong xúc tiến thành lập cơ quan này. Tháng 3/1934, tại Ma Cao, các đồng chí Lê Hồng
Phong, Hà Huy Tập và Nguyễn Văn Dựt họp thành lập Ban Chỉ huy ở ngoài của Đảng gồm 3
người do Lê Hồng Phong làm Thư ký, Hà Huy Tập phụ trách công tác tuyên truyền, cổ động,
Nguyễn Văn Dựt phụ trách thanh tra. Từ sau Hội nghị Trung ương 8 (5/1941), Ban Chấp hành
Trung ương chính thức được thành lập thì Ban Chỉ huy ở ngoài không còn tồn tại nữa. Trong
thời gian tồn tại, Ban Chỉ huy ở ngoài của Đảng thay đổi trụ sở: Ma Cao, Quảng Đông, Quảng
Tây, Hồng Kông (10/1937) và đến Côn Minh đầu năm 1939 cho đến khi kết thúc vai trò (5/1941).
510