Page 137 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 137
ẩn của Hồ Chí Minh) thì bức thông điệp đã đến tay đại diện của
Pháp là Lêông Pinhông và Giăng Xanhtơny, nhưng rồi cũng không
có hồi âm.
Đại hội bế mạc cũng là lúc cuộc Tổng khởi nghĩa đang diễn ra
dồn dập và liên tiếp giành được thắng lợi trên nhiều địa phương
trong cả nước.
8- TỪ TÂN TR O ĐẾN H NỘI
Trên đường tiến quân về giải phóng Thái Nguyên, ông Võ
Nguyên Giáp không hề biết rằng đúng vào lúc này, Tổng thống
Chính phủ lâm thời Cộng hoà Pháp là Đờ Gôn cũng vừa chỉ định
Đô đốc Đácgiăngliơ (Thierry D' Argenlieu, với chức danh Cao ủy)
và tướng bốn sao Lơcle (với chức danh Tổng Chỉ huy) đem quân
viễn chinh Pháp “trở lại Đông Dương”. Một sự trùng hợp kỳ lạ:
Cùng một ngày, hai cuộc ra quân nhằm hai mục đích đối nghịch,
một bên là giải phóng - chính nghĩa và một bên là xâm lược - phi
nghĩa. Cuộc đời trường chinh suốt một phần ba thế kỷ của Võ
Nguyên Giáp bắt đầu từ cái ngày 16/8 khó quên đó. Chỉ còn chừng
10 ngày nữa, ông tròn tuổi 34.
Chiều ngày 19, khi Đại đội Đàm Quang Trung đến Thịnh Đán
(sát thị xã Thái Nguyên) thì Đại đội Vi Dân từ Đại Từ và Đại đội
Đàm Quốc Chủng từ Chợ Chu cũng đã về hội quân. Toàn chi đội
dưới quyền chỉ huy của Chi đội trưởng Lâm Kính. Một đơn vị Quân
giải phóng ở Bắc Giang cũng đã lên tập kết ở Gia Sàng, đảm nhiệm
việc ngăn chặn quân địch từ Hà Nội lên tăng viện. Võ Nguyên
Giáp trực tiếp chỉ huy trận chiến đấu giải phóng Thái Nguyên.
Ban Tỉnh ủy lâm thời Thái Nguyên cũng có mặt ở Sở Chỉ huy của
Quân giải phóng, đặt tại nhà bưu điện thị xã.
135