Page 138 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 138
Quân Nhật và bảo an binh ở thị xã Thái Nguyên đóng thành hai
cụm. Cụm 1, chừng 120 lính Nhật tập trung ở trại khố xanh cũ và
dinh công sứ trên đồi cao. Ngoài ra còn một số tốp lính Nhật đóng lẻ
tẻ tại các chốt giao thông quan trọng trong thị xã. Cụm 2 chừng 400
lính bảo an đóng tập trung ở trại lính tây cũ. Quá trình chuẩn bị
trận đánh, Giải phóng quân được các công chức Sở Công chính Thái
Nguyên giúp những tấm bản đồ khá chi tiết của thị xã. Thanh niên
tình nguyện dẫn đường cho Quân giải phóng. Bốn giờ sáng ngày 20/8,
bộ đội đã sẵn sàng ở các vị trí chiến đấu. Năm giờ 30 phút, Bộ Chỉ
huy quân khởi nghĩa đưa tối hậu thư cho Tỉnh trưởng Bùi Huy
Lượng. Ông ta nhanh chóng trao chính quyền cho Ủy ban khởi
nghĩa, đồng thời quản Khiêm, chỉ huy bảo an binh của thị xã cũng
trao đồn và toàn bộ vũ khí cho quân cách mạng. Ông Phan Mỹ, phái
viên Bộ Chỉ huy Quân giải phóng, hướng dẫn thanh niên tập trung
600 khẩu súng chiến lợi phẩm chở về phía nam thị xã. Với số vũ khí
thu được, Võ Nguyên Giáp cho tổ chức thêm một chi đội mới - Chi
đội 4 - gồm Đại đội Quang Trung, bộ đội Bắc Giang mới lên, tự vệ
thị xã, thanh niên mới nhập ngũ và cả một số bảo an binh đã ngả
theo cách mạng. Đàm Quang Trung được cử làm Chi đội trưởng Chi
đội 4. Lúc này, chính quyền lâm thời của tỉnh đã được thành lập và
bắt đầu hoạt động, trật tự an ninh toàn thị xã được bảo đảm. Cuộc
sống của nhân dân vẫn ổn định.
Tám giờ sáng ngày 20/8, trong lúc các vị trí của quân Nhật đã
bị bao vây chặt, Bộ Chỉ huy Quân giải phóng cử Tỉnh trưởng Bùi
Huy Lượng cùng một cán bộ Giải phóng quân mang tối hậu thư
vào trại gặp viên thiếu tá chỉ huy quân Nhật. Tối hậu thư - do ông
Võ Nguyên Giáp nhân danh Ủy ban khởi nghĩa và Quân giải
phóng Việt Nam ký tên - nói rõ: Nhật Hoàng đã đầu hàng Đồng
minh. Những người cách mạng Việt Nam không hiềm thù gì nhân
dân Nhật Bản, “mong anh em chớ bắt buộc chúng tôi phải gây ra
cuộc đổ máu”. Quân khởi nghĩa đề ra yêu cầu quân đội Nhật ở thị
136