Page 143 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 143
báo chí và đài phát thanh. Ông Võ Nguyên Giáp giữ chức Bộ
trưởng Bộ Nội vụ. Sau đó suốt 16 tháng ở Thủ đô, trong những
ngày đất nước đứng trước nguy cơ phải đối phó với âm mưu của
thù trong giặc ngoài, Thường vụ Trung ương và Cụ Hồ đã tin
tưởng đặt trên vai ông cả hai nhiệm vụ an ninh và quốc phòng .
1
Từ sau cuộc họp Thường vụ và gặp các thành viên trong
Chính phủ, Cụ bắt đầu soạn thảo bản Tuyên ngôn độc lập. Sau
này Tổng Bí thư Trường Chinh nhớ lại: “Ở gác 2, nhà số 48 Hàng
Ngang, bên cửa sổ rực rỡ ánh nắng thu, Bác ngồi trên chiếc ghế
bành phủ vải trắng, cạnh chiếc bàn tròn, say sưa thảo bản Tuyên
ngôn độc lập lịch sử. Bác nói, trong đời hoạt động của mình, Bác
đã viết nhiều, nhưng đến bây giờ mới viết được một bản Tuyên
ngôn như vậy... Trong khi thảo, Bác thường trao đổi ý kiến với
chúng tôi, đọc cho chúng tôi nghe, yêu cầu chúng tôi bổ sung sửa
chữa... Những ý kiến chúng tôi đóng góp, được Bác chấp nhận.
Cách làm việc của Bác là một bài học lớn, chúng tôi không bao giờ
quên...” .
2
______________
1. Về Đảng, tháng 1/1946, Quân ủy Trung ương được chính thức
thành lập để giúp Trung ương Đảng chỉ đạo xây dựng lực lượng vũ
trang và các hoạt động quân sự, ông Giáp được chỉ định làm Bí thư
Quân ủy. Về chính quyền, đầu tháng 3/1946, Quốc hội quyết định thành
lập Ủy ban Kháng chiến toàn quốc, ông Giáp được bầu làm Phó Chủ
tịch. Tháng 5/1946, khi Ủy ban Kháng chiến toàn quốc đổi thành Quân
sự Ủy viên hội (thường được gọi tắt là Quân ủy hội, có nhiệm vụ điều
khiển quân đội), ông Giáp là Chủ tịch Quân ủy hội. Quân ủy hội tồn tại
song song với Bộ Quốc phòng do một nhân sĩ làm bộ trưởng (Bộ Quốc
phòng có nhiệm vụ quản lý quân đội). Sau Hội nghị quân sự toàn quốc
tháng 10/1946, Bộ Quốc phòng hợp nhất với Quân ủy hội thành Bộ Quốc
phòng - Tổng Chỉ huy, ông Giáp là Bộ trưởng Bộ Quốc phòng kiêm Tổng
Chỉ huy.
2. Xem Nhớ lại những ngày Tổng khởi nghĩa Tháng Tám (lưu tại
Viện Lịch sử Đảng).
141