Page 144 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 144
Ngày 30, Cụ Hồ mời một số đồng chí đến nghe Cụ đọc bản
Tuyên ngôn độc lập vừa sửa xong để mọi người góp ý kiến lần
cuối. Cụ hỏi tình hình chuẩn bị tổ chức cuộc míttinh lớn vào ngày
2/9 tại Quảng trường Ba Đình - Hà Nội và nhắc phải chú ý cả
việc sắp xếp nơi vệ sinh cho đồng bào và nếu trời mưa thì nên kết
thúc sớm hơn.
Ngày 2/9/1945 - một trong những ngày trọng đại nhất trong
lịch sử dân tộc Việt Nam - đã đến. Chiều hôm ấy, trời Thủ đô
nắng đẹp. Được sự hướng dẫn của các đoàn thể cứu quốc, khoảng
một triệu người từ các quận nội thành, các làng ngoại thành Hà
Nội và các tỉnh chung quanh kéo về Quảng trường Ba Đình dự
cuộc míttinh lớn mừng độc lập và chờ đón người lãnh đạo kính
yêu của dân tộc đọc bản Tuyên ngôn khai sinh nước Việt Nam
Dân chủ Cộng hoà. Đúng 14 giờ 30 phút, lễ chào cờ cử hành. Cả
biển người yên lặng trông lá quốc kỳ được từ từ kéo lên. Âm nhạc
của quân đội cử bài Tiến quân ca. Khi ông Trưởng ban tổ chức Lễ
Độc lập nói trước máy truyền thanh rằng Chủ tịch Hồ Chí Minh
và Chính phủ ra lễ đài thì cả biển người như sóng cuộn giữa tiếng
hô vang như sấm “Việt Nam độc lập muôn năm... Hồ Chủ tịch
muôn năm”.
Cụ Hồ, với bộ quần áo ka ki giản dị cùng các thành viên Chính
phủ xuất hiện. Tiếng hoan hô chưa dứt, bằng một giọng nhẹ
nhàng, chậm rãi, Hồ Chủ tịch tỏ lời chào quốc dân đồng bào rồi
thay mặt Chính phủ trịnh trọng đọc Tuyên ngôn độc lập. Đang nói
Cụ bỗng dừng lại và hỏi: Tôi nói đồng bào nghe rõ không?
Cả một rừng người đồng thanh đáp: Có ạ!
Sau câu hỏi giản dị, ấm áp làm tăng thêm sự gần gũi gắn bó
giữa vị Chủ tịch nước với quần chúng nhân dân, Cụ Hồ đọc tiếp.
Những lời tâm huyết của Cụ đi vào tâm trí hàng triệu con người và
đem lại một nguồn động viên mạnh mẽ: “Một dân tộc đã gan góc
chống ách nô lệ của Pháp hơn 80 năm nay, một dân tộc đã gan góc
142