Page 141 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 141
1
Thái Nguyên. Sáng ngày 23, Cụ về qua hướng Đa Phúc . Do đường
lụt, không thể đợi lâu, ông Ninh dùng thuyền đưa Cụ về bến Phúc
Xá rồi ông Hoàng Tùng (cán bộ lãnh đạo khởi nghĩa ở địa phương)
đưa Cụ về nghỉ tại nhà ông Công Ngọc Kha (tức Trần Lộc) ở làng
Gạ. Cụ Hồ chỉ thị ông Ninh cứ về Hà Nội trước.
Chiều ngày 24, Trần Đăng Ninh cùng Võ Nguyên Giáp lên Phú
Gia báo cáo tình hình giành chính quyền ở các địa phương. Cụ Hồ
chăm chú nghe tình hình Hà Nội. Các đồng chí lãnh đạo khởi nghĩa
đã vận dụng sáng tạo chủ trương của Đảng vào tình hình cụ thể của
thành phố, đã nắm bắt đúng thời cơ, phân tích đúng lực lượng so
sánh và biết phát huy sức mạnh chính trị áp đảo của nhân dân buộc
Nhật phải đáp ứng mọi yêu cầu của ta nên cuộc khởi nghĩa đã kết
thúc thắng lợi nhanh gọn và không đổ máu. Sau khi giành chính
quyền, Hà Nội đã thành lập Ủy ban nhân dân cách mạng lâm thời
do đồng chí Trần Quang Huy làm Thị trưởng. Một tin quan trọng là
ngày 22, tức chỉ ba ngày sau khi nhân dân Hà Nội giành chính
quyền, một máy bay của Mỹ đã hạ cánh xuống Gia Lâm. Đáng chú
ý là ngoài nhóm sĩ quan Mỹ do Pátti (Archimedes Patti) chỉ huy, còn
có một nhóm sĩ quan Pháp cùng đến. Nhóm người Pháp này do một
thiếu tá là Xanhtơny (Jean Sainteny) cầm đầu. Cụ nói cho Võ
Nguyên Giáp và Trần Đăng Ninh biết họ là ai, Cụ đã từng gặp ở
Côn Minh và chỉ thị hai ông nhắc lãnh đạo Hà Nội cần hết sức cảnh
giác trong tình hình mới và nên sớm tiếp xúc với nhóm người Mỹ để
xem thái độ của Đồng minh đối với việc quân Pháp chuẩn bị “trở lại
Đông Dương” như thế nào.
Chiều hôm sau, Tổng Bí thư Trường Chinh lên Phú Gia đón
Cụ Hồ về Hà Nội. Gặp ông Trường Chinh và nghe báo cáo thêm
tình hình, Cụ Hồ rất vui. Xe đưa Cụ qua Nhật Tân, Yên Phụ,
Hàng Đậu, Hàng Giấy, Hàng Đường rồi dừng lại trước nhà số 48
______________
1. Tức Sóc Sơn, ngoại thành Hà Nội ngày nay.
139