Page 140 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 140
tỉnh tổ chức, Võ Nguyên Giáp nhân danh Ủy ban khởi nghĩa toàn
quốc, tuyên bố bãi bỏ chính quyền Nhật và tay sai, thành lập
chính quyền cách mạng lâm thời của tỉnh Thái Nguyên, do ông
Lê Trung Đình làm Chủ tịch. Hôm sau, sau khi giao nhiệm vụ
cho bộ đội tiếp tục bao vây địch ở Thái Nguyên và cử một đơn vị
lên Tân Trào đón và bảo vệ Cụ Hồ về xuôi, ông Giáp chỉ thị cho
Quang Trung và Lâm Kính đưa phần lớn lực lượng của hai chi
đội 3 và 4 hành quân về Hà Nội. Ngày 21, ông Giáp cùng một
đoàn tuỳ tùng theo đường số 3 về xuôi. Do đê vỡ, nước lụt mênh
mông, tới Thị Cầu phải chuyển sang đi thuyền. Ngày 22, qua Gia
Lâm, trước cảnh nước sông Hồng lên rất to, đục ngầu, ông đứng
lặng trên cầu nhìn về phía Hà Nội rợp cờ đỏ, lòng vô cùng xúc
động. Thấm thoát đã hơn 5 năm, kể từ ngày cùng Phạm Văn
Đồng rời mảnh đất Hà thành thân thương này ra đi. Nhớ lại cảm
xúc trong giây phút khó quên ấy, sau này Võ Nguyên Giáp viết:
Nhìn quang cảnh nước nhà đổi thay, nhân dân vừa thoát ách đau
thương của gần một trăm năm bị đô hộ, nô nức đón chào ngày
giải phóng dân tộc, vui sướng trào lên trong người chúng tôi,
mừng muốn ứa nước mắt.
Chiều 24/8, được tin Cụ Hồ đã về tới làng Gạ , ông Giáp mới
1
thật sự yên tâm. Chẳng là sau khi Tổng Bí thư về đến Hà Nội gặp
ông Nguyễn Khang và được báo cáo tình hình an ninh bảo đảm,
2
ông Trường Chinh cho người lên đón Cụ về thành phố, nhưng cả ông
Nguyễn Văn Trân (đi đón trên hướng Bắc Giang) và ông Lê Đức Thọ
(trên hướng Phúc Yên) đều không gặp. Sau này được biết: sáng 22/8,
Cụ Hồ rời Tân Trào, theo đường Đèo Khế - Cù Vân về Đại Từ. Chín
giờ tối hôm đó, Cụ lên xe ôtô do ông Trần Đăng Ninh lên đón về
______________
1. Tức làng Phú Gia, thuộc xã Phú Thượng, Từ Liêm, Hà Nội ngày nay.
2. Đồng chí Nguyễn Khang là Ủy viên Thường vụ Xứ ủy Bắc Kỳ, Chủ
tịch Ủy ban khởi nghĩa Hà Nội.
138