Page 142 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 142
Hàng Ngang. Đây là ngôi nhà ông bà Trịnh Văn Bô, tư sản dân tộc
chuyên buôn bán tơ lụa và là một cơ sở cách mạng nội thành từ
trước. Trước quang cảnh Hà Nội rợp cờ đỏ sao vàng, Cụ Hồ rất xúc
động. Lần đầu tiên trong đời, Cụ đặt chân đến Hà Nội, mảnh đất
mang truyền thống Thăng Long - Đông Đô, chỉ ít ngày nữa sẽ trở
thành Thủ đô của nước Việt Nam độc lập.
Sáng hôm sau, 26/8, ông Giáp cùng một số ủy viên Trung ương
Đảng và Tổng bộ Việt Minh tham dự cuộc họp của Thường vụ mở
rộng do Cụ Hồ chủ trì. Nội dung cuộc họp đã được Tổng Bí thư cùng
Thường vụ chuẩn bị ngay sau khi về Hà Nội. Cụ Hồ tán thành
những chủ trương Thường vụ nêu lên cả về đối nội và đối ngoại
trong tình hình mới và nhấn mạnh chính sách đoàn kết rộng rãi.
Việc mở rộng thành phần Chính phủ lâm thời là đúng nhưng chưa
đủ, cần mở rộng hơn nữa, bao gồm đại biểu các đảng phái yêu nước
và những nhân sĩ không đảng phái, có danh vọng. Cụ đề nghị sớm
tổ chức một cuộc míttinh lớn tại Hà Nội để Chính phủ lâm thời ra
mắt quốc dân. Ngày đó cũng là ngày nước Việt Nam chính thức công
bố quyền độc lập và thiết lập chính thể dân chủ cộng hoà. Ý kiến
của Cụ Hồ được cả hội nghị tán thành. Khi bàn đến từng thành viên
cụ thể trong Chính phủ lâm thời mở rộng, mọi người nhất trí bầu
Cụ Hồ Chí Minh làm Chủ tịch. Đồng chí Nguyễn Lương Bằng và
một số đồng chí khác trong Ủy ban Giải phóng dân tộc tự nguyện
xin rút lui để nhường chỗ cho những nhân sĩ yêu nước chưa tham
gia Mặt trận Việt Minh. Một cử chỉ được Cụ Hồ rất hoan nghênh.
Sau khi Cụ Hồ tiếp một số nhân sĩ được mời tham gia Chính
phủ và đảm nhiệm chức Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà
Nội , ngày 28, danh sách Chính phủ lâm thời được công bố trên
1
______________
1. Sau Tổng khởi nghĩa, người được phân công làm công tác chính
quyền ở Hà Nội là ông Trần Quang Huy. Thường vụ và Cụ Hồ nhận thấy
nên mời một nhân sĩ trí thức làm Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố.
Nhân sĩ được mời là bác sĩ Trần Duy Hưng.
140