Page 20 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 20
vì đã lập khá nhiều chiến tích trong Thế chiến 2, lại thuộc dòng dõi
quý tộc Pháp đó là Đờlát (Jean Joseph Marie Gabriel Delattre de
Tassigny). Đối thủ thứ năm này của ông Giáp được những người
cầm đầu Nhà Trắng và Lầu Năm Góc coi là “sáng giá nhất” trong
hàng ngũ tướng lĩnh Pari lúc bấy giờ, lại được cựu Toàn quyền Xarô
và cựu Tổng thống Đờ Gôn hết sức ưu ái và tin cậy, căn dặn đủ điều
hơn thiệt trước khi lên đường.
Đờlát có mặt ở Sài Gòn ngày 17/12/1950 cùng với một bộ máy
chỉ huy hoàn toàn mới, gồm những sĩ quan cao cấp mà ông ta rất
tin cậy thuộc Quân đoàn 1 do chính ông ta chỉ huy trước đây - vốn
nổi danh vì thành tích cùng quân đội Đồng minh giải phóng Thủ
đô Pari mùa thu năm 1944. Trong “bộ sậu” mới này, người ta lại
thấy Xalăng, trên cương vị phó tướng của Đờlát. Để thể hiện quyết
tâm bảo vệ bằng được cái mà bọn thực dân ở Pari gọi là “bông hoa
đẹp nhất trong vườn hoa thuộc địa Pháp”, đặc biệt là để thực sự
làm chủ vùng châu thổ sông Hồng mà giới quân sự Pháp thường ca
ngợi là vùng đồng bằng có ích, Đờlát vạch ra một kế hoạch chiến
lược quan trọng với tham vọng giành lại quyền chủ động chiến lược
đã rơi vào tay ông Giáp . Nét nổi bật trong kế hoạch này là, trên cơ
1
sở tranh thủ sự viện trợ ngày càng tăng của đế quốc Mỹ, xây dựng
______________
1. Kế hoạch chiến lược mang tên Đờlát gồm mấy nội dung chủ yếu
sau đây: 1- Việt Nam hoá, cụ thể là hết sức đề cao vai trò chính quyền
Bảo Đại; tranh thủ ở mức cao nhất viện trợ của Mỹ để phát triển lực
lượng quân đội tay sai thay thế nhiệm vụ chiếm đóng để quân Âu - Phi
được tập trung xây dựng thành lực lượng cơ động lớn mạnh, đẩy mạnh
hơn nữa chiến lược chiến tranh tổng lực đã được đề ra từ hồi Rơve sang;
2- Thiết lập vành đai bêtông vây quanh đồng bằng Bắc Bộ, đi đôi với càn
quét vùng đồng bằng sông Hồng tạm chiếm, bảo đảm cho Hà Nội và Hải
Phòng “vững chắc như pháo đài thép”; 3- Kịp thời mở chiến dịch tiến công
giành lại quyền chủ động chiến lược, trong đó (theo sử gia Lucien Bodart,
tác giả cuốn Chiến tranh Đông Dương) có ý đồ “chiếm lại Lạng Sơn, trả
thù cho đường số 4”.
18