Page 153 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 153
ông cho là đại diện của Chính phủ Pháp mới, do đó ông sẵn sàng
tham gia một cuộc trao đổi quan điểm thân mật. Là người trực tiếp
theo dõi cuộc đối thoại, Pátti nhận xét: Lần đầu tiên trong đời
mình, Xanhtơny mặt đối mặt với một người Việt Nam dám dũng
cảm đương đầu với người Pháp. Với thái độ rõ ràng đã nhụt hẳn đi
và với một nụ cười hoà giải, Xanhtơny bắt đầu đưa ra những lời
hứa hẹn mơ hồ về tự do cho “người An Nam”, một đường lối chính
trị rộng rãi đối với Đông Dương. Không hề xúc động trước những
lời hứa mơ hồ của phía Pháp, Võ Nguyên Giáp càng yêu cầu phải
cụ thể, Xanhtơny càng lao vào những lời hứa chung chung. Trong
không khí dần dần trở lại căng thẳng, nặng nề, thiếu tin cậy và
chống đối nhau, khi Xanhtơny quay lại đường lối cứng rắn của
mình thì cả hai ông Giáp và Hiền đều tỏ ra kiên quyết không nhân
nhượng để cho phía Pháp có bất cứ tiếng nói nào về tương lai của
Việt Nam.
Cuộc tiếp xúc Việt - Pháp đầu tiên chấm dứt ở đây khi ông
Giáp nói đã đến giờ ông phải đi duyệt bộ đội Giải phóng mới từ
chiến khu về. Hai ông Giáp và Hiền rời Dinh Toàn quyền “sau lời
chào và cái bắt tay nhạt nhẽo của cả hai phía” như nhận xét của
Pátti. Sau này nhớ lại thái độ tự mãn “tỏ ra hài lòng với mình” của
Xanhtơny sau cuộc tiếp xúc, Pátti đánh giá: “Ông ta đã không đủ
sáng suốt để nhận thấy rằng mình vừa đụng đầu với một người mà
sau này đã được ghi nhận trong lịch sử bằng việc làm tan rã một
cách cơ bản đế quốc thuộc địa Pháp ở Viễn Đông”. Còn lúc này, ông
Giáp chỉ là một người vâng lệnh Cụ Hồ “đến làm việc với vị đại
diện nước Pháp nhằm tuyên bố vứt bỏ lời mời chào hào hiệp về
những quyền tự do vĩ đại”.
Do có điều kiện tiếp xúc với cả hai phía Pháp - Việt và qua
nhiều lần gặp và trao đổi, Pátti rất ngạc nhiên khi thấy ông Giáp
có rất nhiều nguồn tin nên nắm rất chắc tình hình và “tin của ông
bao giờ cũng chính xác hơn của tôi”. Ông biết rõ âm mưu và sự
151